Đăng ký thành công

Điểm tin chuyển đổi số tháng 12: Số hóa đã đi vào thực tiễn

Thứ tư, 29/12/2021, 10:06 1214 Views
blank

Trong năm 2021, cụm từ chuyển đổi số được đài báo nhắc đến khá nhiều, #chuyendoiso là chiến lược phát triển của Chính phủ và là yêu cầu tất yếu trong một năm đầy biến động. Cả doanh nghiệp và các cơ quan chức năng đều cho thấy nỗ lực để triển khai số hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tháng cuối cùng của năm 2021, chứng kiến nhiều tin tức và những con số ấn tượng về doanh nghiệp số hóa hiệu quả để tăng trải nghiệm và mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Cùng iCheck điểm lại những thông tin ấn tượng trong tháng nhé.

1. Bùng nổ doanh số sàn Lazada, Tiki: Sức mua của người dân tăng mạnh, tín hiệu phục hồi của kinh tế Việt Nam sau 1 năm nhiều thử thách

photo1639752218792 1639752219020502164544

Đại dịch đã và đang thúc đẩy thói quen tiêu dùng trực tuyến phát triển, điều này mở ra cơ hội lớn cho các sàn TMĐT. Ghi nhận tại sàn TMĐT Lazada và Tiki, số lượng đơn hàng, tổng doanh thu cũng như số lượng doanh nghiệp đưa sản phẩm lên kênh trực tuyến đột biến từ đầu năm. Đặc biệt, thời gian gần đây tiếp đà bứt phá khi sức mua của người tiêu dùng với các mặt hàng trang trí, chăm sóc nhà cửa chuẩn bị đón Tết tăng mạnh.
Mặt khác, thói quen chi tiêu của người dân cũng thay đổi đáng kể. Nổi bật phải kể đến tỷ lệ tăng trưởng của ngành hàng sức khỏe và làm đẹp tiếp tục dẫn đầu với doanh thu tăng hơn gấp đôi. Ngành hàng nhà cửa & đời sống ghi nhận mức tăng trưởng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, doanh thu của ngành hàng điện tử gia dụng cũng tăng cao gấp 5 lần so với ngày thường.

Nguồn: https://bit.ly/3eAnAjr

2. Giá trị thương hiệu Viettel 6 năm liên tiếp xếp hạng số 1 Việt Nam

photo 1 16397427710781119344036

Tại bảng xếp hạng 2021, thương hiệu của Viettel có giá trị gấp 2,2 lần thương hiệu đứng thứ 2 và tương đương tổng giá trị của 3 thương hiệu ở vị trí được xếp liền sau. Bảng xếp hạng của Brand Finance cũng cho thấy, trị giá thương hiệu Viettel (6,061 tỷ USD) chiếm khoảng 33% tổng giá trị 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam (18,18 tỷ USD). Đây cũng là năm thứ 6 liên tiếp Viettel giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng này của Brand Finance với giá trị thương hiệu tăng thêm 260 triệu USD so với năm trước đó.

Brand Finance đã bắt đầu tính toán và đưa giá trị thương hiệu Viettel vào bảng xếp hạng 7 lần trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2021. Đến nay thương hiệu Viettel đã có mặt trong 14 danh mục khác nhau của Brand Finance, trong đó có bảng xếp hạng thương hiệu mạnh nhất, có giá trị nhất toàn cầu; thương hiệu lớn nhất Việt Nam; thương hiệu viễn thông tốt nhất.

Nguồn: https://bit.ly/3EF2Y4w

3. MoMo hỗ trợ doanh nghiệp F&B, tăng trải nghiệm cho tín đồ ẩm thực

Kể từ khi Covid-19 bùng phát năm 2020, bán lẻ nói chung và F&B nói riêng là lĩnh vực chịu đòn nặng nề nhất. Trước nhu cầu đó, dựa trên nền tảng công nghệ mạnh và sự am hiểu người dùng, MoMo nhanh chóng ra mắt Mini App Thổ Địa MoMo. Bên cạnh giúp người dùng có được trải nghiệm “tất cả trong một”, Thổ Địa MoMo còn tạo ra kênh bán hàng, công cụ tiếp cận khách hàng mới… cho đối tác, SMEs trong ngành F&B và mua sắm,… giúp họ nhanh chóng tiếp cận hàng chục triệu người dùng trên MoMo.

Cụ thể, với việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm thông minh (engine search), Thổ Địa Quán Ngon sẽ đưa ra những gợi ý quán ngon dựa trên nhu cầu, sở thích, “gu” ẩm thực của từng người. Thông qua tính năng tạo Bộ sưu tập những quán ngon yêu thích và chia sẻ đến bạn bè, Thổ Địa Quán ngon cũng hình thành một cộng đồng kết nối những người có cùng đam mê khám phá ẩm thực.

Nguồn: https://bit.ly/3FBlw6G

4. FPT IS sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hoá đơn điện tử mới

photo 1 1640266868318695110308 5 0 600 953 crop 1640266947460 63775891999826

Theo Thông Tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2020/NĐ-CP mới ban hành, dữ liệu hóa đơn sẽ được truyền liên thông đến Tổng cục Thuế. Các doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực sẽ được cấp mã của CQT trước khi phát hành đến người mua. Dữ liệu hóa đơn điện tử được truyền nhận qua TVAN – các tổ chức được Tổng Cục Thuế công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn đảm bảo dữ liệu. Điều này cũng dẫn đến hàng loạt thay đổi thủ tục và cách xử lý nghiệp vụ hóa đơn: từ đăng ký sử dụng, hủy hóa đơn cũ đến cách thức xử lý hóa đơn khi có sai sót…

Việc chuyển đổi đòi hỏi nhiều nỗ lực, không chỉ từ phía doanh nghiệp mà còn cả các bên liên quan, trong đó nổi bật là các đơn vị TVAN. Hiện tại, FPT đang tập trung nguồn lực để chuyển đổi cho hàng nghìn doanh nghiệp đang sử dụng Hóa đơn điện tử FPT.eInvoice, đồng thời hỗ trợ các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử chưa có dịch vụ TVAN, từ các tổ chức có hệ thống hóa đơn chuyên biệt để chuyển đổi nhanh gọn sang chuẩn dữ liệu hóa đơn theo quy định mới.

Nguồn: https://bit.ly/3H7QJyW

5. J&T Express bắt nhịp cùng xu hướng thị trường 2022

Là một thương hiệu chuyển phát quốc tế tham gia vào thị trường chuyển phát hơn 3 năm, J&T Express không ngừng thấu hiểu thị trường bản địa cũng như gia tăng khả năng nắm bắt xu hướng thị trường sẽ xảy tới trong tương lai.

Một trong những xu thế quan trọng của thị trường hiện nay là ứng dụng công nghệ hiện đại vào quy trình vận hành, đặc biệt với bối cảnh giao vận hàng hóa ngày một tăng. Nâng cao năng lực vận chuyển, tối ưu giải pháp hậu cần là một trong hướng đi đã định của J&T Express. J&T đang trong quá trình xây dựng và dự kiến đi vào hoạt động trung tâm trung chuyển lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích lên tới 168.000m2 trong năm 2022.

Trước đó, J&T Express đã thành công trong việc “bắt tay” cùng nhiều sàn TMĐT lớn có thể kể đến như Shopee, Lazada, Sendo,,… cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc mở rộng tuyến quốc tế. Hiểu rõ được sự phát triển vượt bậc của sàn TMĐT, theo đó, sang năm 2022, J&T Express sẽ phát huy thế mạnh hợp tác bằng việc tiếp tục mở rộng hơn các dịch vụ mua hàng và giao hàng xuyên biên giới, kết nối chủ doanh nghiệp Việt tới khách hàng ở nhiều quốc gia khác nhau nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ.

Nguồn: https://bit.ly/3z3vUli

blank