Đăng ký thành công

Doanh nghiệp làm thế nào để bảo hộ thương hiệu của mình?

Thứ Ba, 07/12/2021, 15:00 1230 Views

Thương hiệu là một trong những tài sản của doanh nghiệp. Nó có vai trò vô cùng to lớn trong sự phát triển lớn mạnh, khẳng định vị thế cạnh tranh, nâng cao uy tín về chất lượng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp với các đối thủ kinh doanh và khách hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém về mặt phương pháp, chiến lược cũng như không đủ hiểu biết pháp luật để bảo vệ thương hiệu của mình. Vậy doanh nghiệp cần làm gì để bảo vệ thương hiệu của mình hiệu quả nhất? Hãy cùng iCheck tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bước quan trọng nhất – Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một việc làm cần thiết nếu doanh nghiệp không muốn gặp phải những rủi ro và thiệt hại về lợi ích kinh tế sau này. Nếu nhãn hiệu không được bảo hộ, doanh nghiệp sẽ luôn trong tình trạng bị cướp đi thương hiệu, uy tín, khách hàng mà doanh nghiệp đã mất nhiều công sức để gây dựng.

Sau quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, khi đã có những thành tựu nhất định, các doanh nghiệp nên nghĩ đến việc bằng cách nào đó bảo vệ được thương hiệu của mình khỏi sự xâm phạm từ các đối thủ cạnh tranh hoặc các đối tượng khác. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam không coi thương hiệu là một loại tài sản có thể thiết lập quyền sở hữu cũng như có quy định xử lý vi phạm đối với thương hiệu. Cách duy nhất để các doanh nghiệp gìn giữ và bảo vệ thương hiệu của mình là thông qua nhãn hiệu – đối tượng được pháp luật cho phép đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Bảo hộ nhãn hiệu là bước đầu tiên, bước cơ bản, bước quan trọng nhất trong công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

>>> Tìm hiểu thêm về dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của iCheck

Theo dõi việc sử dụng nhãn hiệu tại thị trường xuất khẩu

Khi đưa sản phẩm xuất khẩu, việc sớm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm khi bước ra thị trường mới – điều này đúng, nhưng chưa đủ. Bởi lẽ, hệ thống pháp luật về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên thế giới hiện nay chia làm hai nhánh: một bên theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (first to file), ưu tiên cho người nộp đơn đăng ký bảo hộ sớm nhất, phần lớn các quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam đều theo nguyên tắc này. Trong khi đó, một số quốc gia khác như Hoa Kỳ, Úc, Singapore,… lại bảo hộ nhãn hiệu theo nguyên tắc sử dụng trước (first to use) – quyền sở hữu nhãn hiệu sẽ thuộc về chủ thể đầu tiên sử dụng nhãn hiệu. Do vậy, để tránh rủi ro, doanh nghiệp ngoài việc xác lập quyền ra, phải chủ động theo dõi pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường đó như thế nào. Nếu ở những quốc gia theo nguyên tắc ‘first to use’, trước khi đưa sản phẩm vào thị trường hoặc sau khi đăng ký nhãn hiệu thành công, doanh nghiệp phải có bước khảo sát thị trường một cách nghiêm túc để nghiên cứu sự tồn tại của nhãn hiệu đó trên thị trường dựa trên cơ sở thực tế sử dụng chứ không chỉ dựa trên cơ sở đơn đăng ký.

Kịp thời có giải pháp khi phát hiện hành vi vi phạm

Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữ thói quen phải đưa sản phẩm ra thị trường ổn rồi thì lúc đó mới đăng ký bảo hộ, vì quan niệm sản phẩm phải sống trước đã. Điều này khiến không ít thương hiệu doanh nghiệp bị “đánh cắp”. Lúc này, quá trình “đòi lại” nhãn hiệu không chỉ tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng thị trường doanh nghiệp.
Trước tình trạng hành vi vi phạm thương hiệu ngày càng phổ biến với nhiều hình thức phức tạp, các chủ sở hữu thương hiệu cần có những biện pháp nhanh chóng, kịp thời nhằm đối phó, xử lý các hành vi xâm phạm thương hiệu để có thể hạn chế được tối đa những ảnh hưởng do các hành vi xâm phạm gây ra. Một số giải pháp chủ sở hữu cần lưu ý để áp dụng như sau:

– Cảnh báo vi phạm

Chủ sở hữu trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền phát hành công văn cảnh báo vi phạm và đề nghị chấm dứt hành vi, khắc phục hậu quả.

– Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi xâm phạm (biện pháp hành chính)

Theo phương án này chủ sở hữu trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan tổ chức có thẩm quyền, soạn thảo chuẩn bị tài liệu cần thiết và nộp yêu cầu xử lý xâm phạm cho cơ quan nhà nước. Tùy theo từng địa phương, tính chất của vụ việc mà cơ quan có thẩm quyền có thể được chọn theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

– Biện pháp dân sự

Khi xảy ra tranh chấp quyền SHTT, chủ thể quyền SHTT có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố giải quyết.
Toà án có thẩm quyền buộc bên xâm phạm quyền SHTT thực hiện việc:
+ Chấm dứt hành vi xâm phạm.
+ Xin lỗi, cải chính công khai.
+ Thực hiện nghĩa vụ dân sự.
+ Bồi thường thiệt hại.
+ Tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại

– Biện pháp hình sự

Được áp dụng đối với người nào cố ý thực hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại. Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền có thể nộp đơn yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý.

iCheck – Dịch vụ hỗ trợ đăng ký, bảo vệ thương hiệu hàng đầu

Nhằm giúp doanh nghiệp tối ưu hóa trong chiến thuật xây dựng và bảo vệ thương hiệu, iCheck cung cấp Dịch vụ đăng ký bảo vệ nhãn hiệu nhanh chóng, tiết kiệm. Đây là dịch vụ cung cấp người tư vấn pháp lý và giúp doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ, quy trình đăng ký nhãn hiệu thành công. Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, iCheck đã tư vấn cho hơn 20,000 doanh nghiệp đăng ký, gia hạn liên quan đến thương hiệu của doanh nghiệp.

>>> Tìm hiểu thêm về dịch vụ tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp của iCheck

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm hành nghề nhiều năm, có trách nhiệm nghề nghiệp và chuyên nghiệp trong công việc, chúng tôi tự hào là đơn vị đi đầu trong công tác bảo vệ thương hiệu cho các doanh nghiệp, là sự lựa chọn tin cậy của hàng triệu khách hàng trong nhiều năm qua. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, cần thêm thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề bảo vệ thương hiệu nói riêng, sở hữu trí tuệ nói chung hãy nhanh chóng liên hệ iCheck để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất nhé.

Call Now