Đăng ký thành công

Đón đầu xu hướng mới trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất biến nguy thành cơ

Thứ Sáu, 13/08/2021, 11:36 1254 Views

Bối cảnh của Covid-19 và những nỗ lực chống dịch đã hình thành nên những thay đổi mới trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Hiểu và nắm bắt được những thay đổi này sẽ là giúp các doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ có thể lên kế hoạch để thích nghi với những điều kiện trong tương lai. Đặc biệt với doanh nghiệp sản xuất – đối tượng đang chịu ảnh hưởng nặng nề do giãn cách xã hội, đón đầu được những xu hướng tiêu dùng mới sẽ đem lại cơ hội “lội ngược dòng” để bứt phá nhanh chóng. 

Vậy những xu hướng tiêu dùng mới nào doanh nghiệp sản xuất cần lưu tâm? Cùng iCheck tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Thực phẩm và sản phẩm y tế là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng

Không chỉ trong đại dịch mà kể cả giai đoạn sau này, nhiều chuyên gia cho rằng người tiêu dùng tiếp tục có nhu cầu sử dụng các sản phẩm mang tính phòng ngừa dịch bệnh như sản phẩm vệ sinh cá nhân (khẩu trang, kiểm tra nhiệt độ), vệ sinh môi trường xung quanh (khăn lau, thuốc khử trùng). Vì những mặt hàng này chính là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và duy trì sự sống trước thực trạng dịch bệnh đang ngày càng lan rộng với những biến thể nguy hiểm hơn. 

Bên cạnh đó, thực phẩm cũng là mặt hàng được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Theo Deloitte, người dân có xu hướng dành nhiều ưu tiên hơn cho các mặt hàng trong danh mục nhu yếu phẩm thiết yếu trong ngân sách chi tiêu hàng tháng của gia đình. So với năm 2019, chi mua thực phẩm (bao gồm thực phẩm chế biến sẵn, tươi sống và đồ hộp) tăng từ 34% lên 42%, chi phí nhà ở & tiện ích cũng tăng từ 7% lên 12%. 

Chinsu ra mắt sản phẩm ăn liền đón đầu xu hướng ăn tại nhà do giãn cách xã hội
Chinsu ra mắt sản phẩm ăn liền đón đầu xu hướng ăn tại nhà do giãn cách xã hội

Các doanh nghiệp FMCG có thể tận dụng cơ hội này để tung ra các sản phẩm như sợi ăn liền, thực phẩm đông lạnh phục đáp ứng nhu cầu của người dân. Ví dụ do ảnh hưởng của việc người dân phải tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội, chẳng hạn như hàng quán đóng cửa có thể khiến nhiều người có nhu cầu lựa chọn các sản phẩm ăn liền cho bữa sáng. Trong khi đó đối với các đơn vị sản xuất sản phẩm y tế, có thể tận dụng tác động của đại dịch để gia tăng việc tuyên truyền về sản phẩm cũng như nâng cao năng sản lượng.  

Xu hướng đề cao sản phẩm nội địa

xu hướng tiêu dùng
Nguồn: Bộ Công Thương

Khi nguồn cung ứng toàn cầu và quốc gia bị hạn chế, người tiêu dùng có xu hướng phụ thuộc vào những nhà cung cấp trong nước để cung ứng những gì họ cần. Theo khảo sát nhanh của Tiki Miền Bắc, bên cạnh các sản phẩm về sức khỏe, các sản phẩm nội địa được tìm kiếm nhiều hơn trong giai đoạn dịch bệnh.  

Bên cạnh tác động của dịch bệnh, việc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt cũng cho thấy kết quả đáng mừng. Số liệu từ bộ Công Thương cũng cho thấy hàng Việt Nam đang ngày càng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và đã có mặt tại hầu hết các điểm phân phối hàng hóa. Trong khi đó, khảo sát của Nielsen cũng chỉ ra rằng hiện nay có hơn 20 triệu người tiêu dùng tại Việt Nam quan tâm đến hàng nội địa, nhóm này chiếm tới 50% tiêu dùng trong xã hội. 

Với lợi thế hiểu thị trường, hiểu văn hóa tiêu dùng, đây là cơ hội để doanh nghiệp sản xuất Việt chiếm lĩnh thị trường. Do đó, các doanh nghiệp sau thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh bị tác động bởi dịch Covid-19, hoàn toàn có thể tận dụng xu hướng này để bắt đầu tái cơ cấu sản xuất, thiết lập lại các kênh phân phối tận dụng ưu thế sản phẩm Việt. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần hiểu rõ, sản xuất nội địa chưa thực sự gắn kết với hệ thống phân phối một cách chặt chẽ, chưa nhận được sự tin cậy của nhiều người tiêu dùng một phần vì nhãn mác không bắt mắt, thiếu thông tin và sự minh bạch về nguồn gốc sản phẩm. Do đó doanh nghiệp sản xuất muốn có chỗ đứng tại thị trường trong nước bên cạnh việc xây dựng hệ thống phân phối đa dạng cũng cần lưu ý đến việc cung cấp biện pháp cho người tiêu dùng tra cứu, xác thực sản phẩm.

Xu hướng tiêu dùng xanh, tiêu dùng có trách nhiệm

thoi quen tieu dung
Xu hướng tiêu dùng xanh, tiêu dùng có trách nhiệm tăng cao

Theo kết quả điều tra của Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề “xanh” và “sạch”, họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch”. Cụ thể, có tới 80% người tiêu dùng lo ngại tác hại lâu dài của các nguyên liệu nhân tạo và 79% sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm không chứa các nguyên liệu mà họ không mong muốn. Số liệu khảo sát của Kantar, cũng cho thấy, qua dịch Covid-19, có đến 57% người tiêu dùng cho rằng, sẽ ngừng mua các sản phẩm, dịch vụ ảnh hưởng đến môi trường. 

Điều này cho thấy người tiêu dùng đã hình thành thói quen tra cứu thông tin sản phẩm, để xác định sản phẩm mình sử dụng có thực sự an toàn cho bản thân và môi trường hay không. Việc ưu tiên lựa chọn các sản phẩm gắn mác “xanh” và “sạch” đồng nghĩa với yêu cầu cao hơn về sự minh bạch thông tin sản phẩm. Các doanh nghiệp sản xuất công khai minh bạch thông tin về nguồn gốc, thành phần, chứng nhận của sản phẩm sẽ có ưu thế hơn và dễ dàng được người tiêu dùng lựa chọn hơn. 

Nhận thức được điều này, nhiều đơn vị sản xuất đã tìm kiếm các giải pháp giúp truyền tải thông tin sản phẩm tới người tiêu dùng một cách dễ dàng và tiện lợi hơn. Một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp sản xuất lựa chọn là số hóa thông tin trên mã vạch sản phẩm. Bằng cách tận dụng mã vạch có sẵn trên bao bì sản phẩm, giải pháp này ể hô biến bao bì thành kênh cung cấp thông tin đa dạng đến người tiêu dùng. Thay vì nhồi nhét thật nhiều thông tin trên diện tích hạn chế của bao bì sản phẩm, giờ đây doanh nghiệp chỉ cần có mã vạch là có thể truyền tải đầy đủ, trực quan những thông tin đó.

[Đọc thêm về Giải pháp Minh bạch thông tin cho sản phẩm]

Có thể nói COVID-19 đã trở thành cú huých mạnh mẽ làm thay đổi nhiều thói quen của người tiêu dùng. Điều doanh nghiệp cần làm lúc này là chủ động nắm bắt những xu hướng này để tìm kiếm cơ hội phục hồi sau đại dịch. 

Thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp, cùng với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hóa việc minh bạch thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng,  Công ty CP iCheck đã cho ra mắt giải pháp xác thực sản phẩm chính hãng– được gọi là Minh bạch thông tin– tận dụng chính Barcode (mã vạch) trên bao bì sản phẩm để triển khai. Với giải pháp này, iCheck tự hào đã giúp ích cho hơn 20,000 doanh nghiệp công khai minh bạch thông tin và đạt được hiệu quả bền lâu về doanh số. 

 

Call Now