Đăng ký thành công

Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị xử phạt như thế nào?

Thứ Tư, 02/01/2019, 16:11 1363 Views

Quy định xử phạt khi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ gây nên hậu quả rất nghiêm trọng đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp và sức khỏe người tiêu dùng. Vì thế, rất nhiều quy định đã được đưa ra để khắc phục và hạn chế tình trạng kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn lan như hiện nay:

Kinh doanh không đúng mặt hàng trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.

Kinh doanh không đúng mặt hàng trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;

b. Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa bàn, địa điểm, mặt hàng ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp.

Mức phạt từ 3.000.000 đồng 5.000.000 đồng, hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi.

Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a. Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa, trừ thuốc bảo vệ thực vật;

b. Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;

c. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

d. Kinh doanh hàng hóa có nhãn, bao bì hàng hóa có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thông tin khác sai sự thật, gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia, truyền thống lịch sử hoặc phương hại đến bản sắc văn hóa, đạo đức lối sống, đoàn kết dân tộc và trật tự an toàn xã hội.

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

12. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

13. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a. Là lương thực, thực phẩm; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm;

b. Là chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi;

c. Thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.

14. Hình thức xử phạt bổ sung:

a. Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b.Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

15. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a. Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b. Buộc thu hồi tiêu hủy hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Minh bạch thông tin với tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Tem QR code truy xuất nguồn gốc hàng hóa là dạng mã vạch hai chiều có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone có chức năng chụp ảnh với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch, nó có khả năng theo dõi vòng đời của sản phẩm từ nguồn cung cấp nguyên liệu đến các khâu vận chuyển, chế biến và phân phối, từ đó người tiêu dùng có thể dễ dàng truy vết các thông tin liên quan đến sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ hay các đơn vị tham gia trong chuỗi cung ứng.

Tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Đối với tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm của iCheck doanh nghiệp có thể minh bạch thông tin liên quan đến sản phẩm của mình với khách hàng và người tiêu dùng. Không chỉ thực hiện truy xuất nguồn gốc đơn thuần mà loại tem này còn được tích hợp cả tính năng của tem chống giả giúp doanh nghiệp ngăn chặn tình trạng hàng giả hàng nhái trên thị trường. Đồng thời, giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn những sản phẩm chất lượng, an toàn nhất.

Ngoài ra, để đảm bảo các thông tin đưa ra được minh bạch và chính xác nhất doanh nghiệp có thể quản lý chuỗi cung ứng của mình bằng công nghệ blockchain. Đây là một cuốn sổ cái phi tập trung, ghi nhận các nhật ký sản xuất và nhật ký giao dịch trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm mà không cần ghi chép thủ công. Sử dụng công nghệ này, người tham gia có thể xác nhận giao dịch mà không cần qua qua một đơn vị xác thực tập trung nào.

Call Now