Làm sao doanh nghiệp có thể đón đầu xu hướng
Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang đối mặt khó khăn và xu hướng cắt giảm chi tiêu toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam đã thành lập 4 đặc trưng tiêu dùng mới có thể ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu trong mùa lễ hội kéo dài liên tục từ tháng 10.2023 đến tháng 02.2024. Vậy thương hiệu cần ra quyết định như thế nào để phù hợp với những “insight” mới này của khách hàng?
Trong bài viết này, iCheck sẽ giúp các marketers, nhà quản lý và nhà lãnh đạo doanh nghiệp cập nhật những đặc trưng nổi bật của người tiêu dùng Việt để sẵn sàng cho mùa lễ hội cuối năm 2023 – đầu năm 2024 thông qua báo cáo của McKinsey & Company.
Đặc trưng tiêu dùng “bốn không” mới của người Việt
Người tiêu dùng Việt Nam đang trở nên tinh tế hơn và đang thay đổi theo 4 xu hướng: có ý thức rõ hơn về giá trị, ưa chuộng các nền tảng đa kênh hỗn hợp, ít trung thành hơn đối với thương hiệu và cửa hàng, và có mục đích cụ thể khi mua sắm. Ta có thể nắm bắt cả 4 xu hướng này theo cơ chế “4 không”.
1. Không theo lối mòn
Người tiêu dùng đang ý thức hơn về giá trị, giảm chi tiêu vào một số mặt hàng, tiêu mạnh hơn vào các mặt hàng khác. Theo McKinsey & Company, người tiêu dùng có ý định giảm chi tiêu cho hầu hết các ngành hàng, trừ các ngành hàng “cốt lõi” như hàng tạp hóa và xăng dầu. Nhưng họ cũng sẵn sàng tăng chi tiêu cho đồ dùng gia đình và sản phẩm chăm sóc cá nhân, nhưng muốn giảm chi tiêu cho việc ăn uống bên ngoài. Đồng thời, trong từng ngành hàng, người tiêu dùng được dự báo sẽ chi tiêu nhiều hơn cho những mặt hàng cao cấp hoặc sản phẩm có “giá cả phù hợp với chất lượng”, trong khi các sản phẩm ở điểm giá trung bình có nguy cơ không bán được.
2. Không ranh giới
Người tiêu dùng ưa chuộng mua sắm trên đa kênh hỗn hợp và có nhu cầu trải nghiệm ‘kết hợp thực tế – trực tuyến. Phần lớn người được hỏi (67-88%) đã sử dụng các phương án thay thế mua sắm truyền thống trong thời đại dịch, có ý định tiếp tục sử dụng những kênh thay thế đó. 50-75% người tiêu dùng nghiên cứu cách mua sản phẩm thông qua các nền tảng mua sắm trực tuyến.
3. Không trung thành
Người tiêu dùng không có cảm giác phải gắn bó với một cửa hàng hay thương hiệu cụ thể Người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục thể hiện mức độ trung thành rất thấp đối với các cửa hàng và thương hiệu, có thể tự do thay đổi thói quen để tối ưu hóa mặt hàng mua sắm- 90% đã chuyển sang những cửa hàng hoặc thương hiệu khác trong vòng 3 tháng qua. Hành vi này có thể diễn ra mạnh mẽ hơn ở khu vực tiêu dùng phía Nam, nơi có nhiều thương hiệu và cửa hàng mới gia nhập thị trường.
Để có thể tăng tính trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, sản phẩm của mình, nhiều doanh nghiệp triển khai chương trình ưu đãi/ tri ân cho khách hàng. Thông qua các chương trình ưu đãi, hoạt động membership, tri ân,… doanh nghiệp dễ dàng có được lòng tin yêu từ khách hàng. Từ đó, họ sẽ chi tiêu nhiều lần, thường xuyên hơn hoặc là chi nhiều tiền hơn, góp phần cải thiện doanh số cho doanh nghiệp.
Thấu hiểu điều này, iCheck cho ra mắt giải pháp QR Code – Triển khai chương trình cho khách hàng. Đây là giải pháp công nghệ giúp việc triển khai chương trình khuyến mãi cho khách hàng của doanh nghiệp trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Thay vì phải tốn thời gian, chi phí để in ấn thẻ tích điểm, voucher bằng thẻ nhựa, giấy gửi đến khách hàng thì giải pháp này của iCheck mã hóa chương trình Loyalty trên mã vạch sản phẩm hoặc gắn thêm 1 mã QR mã hóa chương trình. Khách hàng chỉ cần quét mã là có thể tham gia chương trình một cách dễ dàng. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí in ấn thẻ vật lý và không phải mất công thu hồi nếu có thay đổi chính sách chương trình.
>> Tìm hiểu thêm về giải pháp TẠI ĐÂY.
4. Tiêu dùng có mục đích
Đặc trưng tiêu dùng có mục đích (tạm gọi là “net zero”) đang nổi lên, trong đó, 75% nhắm đến các ứng dụng chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế từ xa. Nhưng trong khi người tiêu dùng cũng đánh giá cao tính bền vững thì hành vi tiêu dùng hướng đến việc gìn giữ và bảo vệ môi trường dường như chỉ là ưu tiên thấp, với chỉ 24% đặt mua những sản phẩm có nguyên liệu thân thiện với môi trường hay có thể tái chế. Chỉ 31% người tiêu dùng cho biết họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn hoặc chuyển sang các thương hiệu cao cấp, giá cao hơn để góp phần bảo vệ môi trường.
Vậy doanh nghiệp cần làm gì để “ứng phó” những xu hướng và đặc trưng mới của người tiêu dùng?
Theo McKinsey & Company, doanh nghiệp cần thay đổi năng lực để bảo đón đầu xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Cụ thể doanh nghiệp có thể cân nhắc:
– Bản địa hóa sản phẩm quốc tế một cách sáng tạo. Các thương hiệu trong nước hoặc các thương hiệu được coi là trong nước có kết quả kinh doanh tốt hơn, vì người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng cảm thấy tự hào về hàng Việt.
– Định hình các sản phẩm dịch vụ cao cấp đáp ứng phân khúc thu nhập cao, ít nhạy cảm về giá, đặc biệt là thế hệ trẻ sẵn sàng vung tiền.
– Tạo ra ý nghĩa cho sản phẩm tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm các sản phẩm lành mạnh hơn và có ý nghĩa hơn. Mua sắm các nhãn hàng địa phương hoặc được coi là thương hiệu địa phương cũng có thể đáp ứng mong muốn này của người tiêu dùng.
– Mở rộng phân phối về phía các tỉnh thành nhỏ. Hướng đi này có thể đòi hỏi các công ty phải mở rộng phân phối hàng hóa và các mô hình tiếp cận thị trường, đồng thời khai thác một mạng lưới bán lẻ tuy đang trong quá trình hợp nhất nhưng vẫn còn phân tán.
Thương hiệu có thể khám phá thêm những insights về thị trường trong báo cáo của McKinsey & Company tại đây.