Đăng ký thành công

PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CONTENT FACEBOOK CHO DOANH NGHIỆP NĂM 2020

Thứ bảy, 15/02/2020, 15:40 1412 Views
blank

 

 

Chất lượng content sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quảng cáo

1. Facebook thay đổi thuật toán hiển thị Content dựa trên trải nghiệm người dùng.

Trước giờ nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự chú trọng chất lượng Content và cố gắng bù đắp bằng cách đổ tiền chạy quảng cáo. Nhưng hiện tại, chính sách của Facebook là tạo ra một môi trường tốt nhất cho người dùng với những nội dung mà họ thực sự yêu thích nên giờ đây, có đổ bao nhiêu tiền đi nữa mà chất lượng Content kém, bài viết của bạn cũng đừng hòng tiếp cận được khách hàng (Ngoài ra những post Content kém như vậy cũng sẽ bị tính giá chạy quảng cáo cao hơn). Muốn Content được hiển thị tốt, cần phải hiểu các thuật toán ưu tiên hiển thị đang được Facebook áp dụng như sau:

  • Dựa trên Publisher (bạn bè, các Page): post của Publisher mà bạn thường tương tác sẽ được hiển thị nhiều hơn.

  • Dựa trên loại bài đăng được yêu thích: bạn thường tương tác với loại bài nào, Facebook sẽ ưu tiên hiển thị loại đó.

  • Dựa trên tương tác post: tương tác càng cao càng được ưu tiên hiển thị, ảnh hưởng luôn đến cả post sau. Và nếu có chạy quảng cáo chi phí cũng thấp hơn.

  • Thời điểm đăng bài: càng ít cạnh tranh càng dễ được hiển thị.

cai-thien-chat-luong-content-2020

2. Chất lượng Content của Influencer/KOLs sẽ quyết định hiệu quả quảng cáo.

Trong năm 2019, loại hình quảng cáo Influencer/KOLs bùng nổ nhưng cũng nhanh chóng bão hòa. Khách hàng đã phát chán với kiểu quảng cáo cứng nhắc và không có tâm của các KOLs, Influencer. Giới thiệu sản phẩm như trả bài, chụp hình tạo góc lộ liễu là quảng cáo thương mại, mâu thuẫn trong lời nói,…là những yếu tố khiến quảng cáo Influencer kém chất lượng và chỉ mang về con số ảo. Nhưng rõ ràng người nổi tiếng vẫn có một sức hút khó cưỡng và nếu muốn tiếp tục sử dụng loại hình này trong năm 2020, ta cần đầu tư hơn về sự sáng tạo và chất lượng Content. Điểm này doanh nghiệp có thể cân nhắc hợp tác với các Hot Streamer, Vlogger,… vì họ có thừa sự sáng tạo và có thể lồng ghép rất mượt quảng cáo vào câu chuyện.

3. Các loại hình quảng cáo mới với Content sáng tạo mang lại sự bứt phá và doanh thu cao cho doanh nghiệp như: Facebook Stories/Video Content.

500 triệu lượt dùng Facebook Stories và 4 tỷ lượt xem Video mỗi ngày là con số ấn tượng và cũng là vùng đất đầy tiềm năng đối với các nhà quảng cáo. Thực tế là đã có một số doanh nghiệp nhanh nhạy áp dụng quảng cáo ở hai hình thức này rồi và tỏ ra rất hài lòng với doanh thu tăng vọt và những bứt phá trong hoạt động kinh doanh. Chính Facebook cho biết sẽ đẩy mạnh phát triển quảng cáo trên hai hướng này trong năm 2020.

cai-thien-chat-luong-content-2020

Vậy với những yêu cầu và cơ hội kể trên, chúng ta phải làm gì để đưa Content lên ngôi? 

Những phương pháp TỐI ƯU CONTENT nhất năm 2020

1. Headline thu hút:

Headline là thứ để người đọc quyết định có tiếp tục theo dõi hay “hững hờ lướt qua đời nhau”. Có thể nói Headline quyết định 50% tương tác của bài viết. Một Headline tốt phải đi thẳng vào vấn đề, chứa đựng trọng tâm của bài. Hãy quên gấp cách viết  gây shock, giật tít vì người đọc hiện nay khá dị ứng với những thể loại PR bẩn hoặc đầu voi đuôi chuột, để nghĩ ra một Headline tốt, rõ ràng đó là chuyện không dễ dàng.cai-thien-chat-luong-content-2020

Một số gợi ý viết Headline như sau:

  • Nêu lên nỗi đau của người đọc: tiếp cận Insight khách hàng. Phải luôn nhớ rằng, khách hàng của chúng ta có rất nhiều điều không thể nói cùng ai, canh cánh giữ trong lòng. Nên nếu bạn tìm ra được nỗi đau của họ, nói lên điều đó, họ sẽ thấy vô cùng cảm động vì đã có người đồng cảm và cũng dễ dàng tương tác với bài viết của bạn hơn.

  • Nói thẳng vào lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại: không lòng vòng, hãy tiếp cận ngay nhu cầu của người dùng và đưa trực tiếp cho họ giải pháp. Một số người gọi vui đây là Content “xôi thịt”.

  • Đu trend: cách này tạo sự thích thú cho người đọc và cũng dễ mang lại tương tác. Ví dụ content Tết đu trend Mắt Biếc: “Ngoại dặn Tết này có hai thứ không được bỏ lỡ, một là bánh Chưng bánh Tét, hai là siêu sale giảm khủng 50%”. Nhưng phải cực kỳ ghi nhớ, đã đu là phải duyên, phải hợp hoàn cảnh, hợp thời điểm. 

  • Nhắm vào nhóm khách hàng cụ thể: hay còn gọi là cá nhân hóa khách hàng. Chọn lọc một đặc điểm của đối tượng và liên kết với sản phẩm/dịch vụ để thuyết phục đối tượng quan tâm đến bài viết. Ví dụ: “Nếu là một tín đồ du lịch, trong vali của bạn không thể thiếu 5 vật dụng này”.

2. Tránh làm nội dung đậm tính quảng cáo và thương mại:

Nhiều người khá dị ứng với những nội dung mang tính chất quảng cáo, chỉ vừa nhác thấy có mùi PR, họ sẽ nghĩ “lại quảng cáo à” và lướt ngay. Tai hại thay, trong thời điểm này đây là một mối quan hệ mang tính dây chuyền ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của các post. Nếu như post này của bạn có nội dung thương mại khiến người dùng không hứng thú, tương tác kém, nó sẽ bị Facebook chấm điểm kém và không chỉ thế, sẽ kéo xuống theo khả năng hiển thị của post tiếp theo. Có thể áp dụng chiến thuật 70-30: 70% cho nội dung cộng đồng, kêu gọi tương tác. 30% mới nói về sản phẩm, thương hiệu. Hãy cố gắng làm các post thú vị để trở thành Publisher được ưa thích, các post sau cũng có khả năng hiển thị cao hơn.

3. Phối hợp nhiều Format Content:

Loại hình “kinh điển” mà trước nay ai cũng sử dụng là Chữ đi kèm Hình Ảnh Tĩnh. Nhưng giờ đây hãy cố gắng thử nghiệm thêm nhiều cách khác như GIF, Carousel, Infographic,… đặc biệt là Video Content đang lên ngôi. Một số lưu ý khi làm Video Content:

  • Cố gắng làm nội dung vẫn hoạt động tốt khi không có âm thanh vì hơn 80% người dùng tắt âm khi xem Video.

  • Nội dung Video phải thật thu hút trong khoảng 3-10s đầu. Có thể đưa thông điệp ngay vào đầu Clip để tránh việc người xem không theo dõi hết.

  • Đưa Caption vào bên dưới giúp người xem chú ý hơn đồng thời hỗ trợ tốt hơn khi không có âm thanh.

  • Định dạng Video phù hợp với nền tảng di động. 95% người dùng Facebook truy cập trên nền tảng di động.

4. Nội dung cho Facebook Stories

  • Điểm mạnh của Facebook Stories là sự tự nhiên, sống động mang tính cộng đồng và có thể tạo sự gần gũi, gắn kết giữa khách hàng và doanh nghiệp. Tương tự như Video, nội dung Stories cần thu hút ngay trong 3s đầu tiên.

  • 4 định dạng các doanh nghiệp có thể dùng trên Stories, bao gồm: hình ảnh thường, Video, Boomerang, và Live. Theo đó, những nội dung quảng cáo phù hợp trên Stories bao gồm: nội dung hậu trường, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, tường thuật sự kiện, bộ sưu tập sản phẩm, ảnh sản phẩm, ảnh khách hàng, kể chuyện bằng seri ảnh, khoảnh khắc trải nghiệm,…Tuy nhiên tính chất của Stories là chia sẻ những khoảnh khắc đời thường nên hãy tập trung vào đó.

  • Kết hợp Call To Action để tăng traffic từ Stories.

  • Ngoài ra, Facebook Stories cũng có chế độ Stories Insight để doanh nghiệp theo dõi và thu thập thông tin nhân khẩu học, lượt tương tác,… đánh giá và điều chỉnh nội dung.

cai-thien-chat-luong-content

5. Bắt buộc thử nghiệm Content

Sai lầm của nhiều người làm quảng cáo là áp đặt theo hướng chủ quan, lệch với Insight của khách hàng. “Điều mình thích chưa chắc ai cũng thích” là điều bạn phải nằm lòng, nhưng làm sao để biết được điều mà khách hàng ưa thích?  Chỉ có một cách duy nhất là Thử nghiệm A/B Testing. Bằng các thử nghiệm chéo, thử nghiệm nhiều trường hợp, bạn có thể sàng lọc và chọn ra những Content chất lượng, thực sự hiệu quả, đỡ run hơn và chắc chắn không lãng phí khi chính thức đổ tiền vào đầu tư.

Tuy nhiên, với nhiều bạn làm quảng cáo thủ công, kiêm nhiệm luôn cả việc viết Content lẫn chạy Ads thì phương pháp này tốn khá nhiều thời gian khi phải liên tục canh chừng độ hiệu quả để kịp thời tắt Ads, tránh lãng phí. Để giải quyết vấn đề này, hãy sử dụng những công cụ hỗ trợ chạy Ads dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo ( như Bigbom, Adespresso…).  Với những công cụ này, bạn chỉ cần set tất cả các quảng cáo cần thử nghiệm, sau đó để cho hệ thống tự làm việc. Nó sẽ dựa vào hiệu quả của quảng cáo, Tốt thì để chạy tiếp, Xấu thì tắt luôn để tránh lãng phí. Không phải ngồi canh Ad, bạn đã tiết kiệm được một khoảng thời gian khổng lồ, hãy sử dụng nó để tiếp tục nghiên cứu và tối ưu Content.

 

Ngoài những cái nêu trên thì dĩ nhiên chất lượng Content phải phụ thuộc vào sự mượt mà trong sử dụng câu chữ, cái style riêng như sự hóm hỉnh, uyên bác hay thậm chí…đanh đá của người viết. Nhưng để làm được vậy thì rất cần sự trau chuốt, tỉ mỉ và đặc biệt là thời gian. Chúc cho các doanh nghiệp sẽ xây dựng được Content quảng cáo hoạt động có hiệu quả. 

blank