Social Commerce (2): Cần lưu ý gì trước khi bắt đầu đu trend
Social Commerce mang đến cho các thương hiệu cơ hội bán hàng qua mạng xã hội và trở thành xu hướng thịnh hành được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Vậy để “đu trend”, doanh nghiệp cần chú ý những điều gì. Hãy cùng iCheck khám phá nhé!
Như đã đề cập ở phần 1 của bài viết này, Social Commerce đang trở thành một phương thức bán hàng ngày càng phát triển và tiềm năng tại Việt Nam. Social Commerce (thương mại xã hội) là mô hình kinh doanh kết hợp giữa mạng xã hội và thương mại điện tử, cho phép doanh nghiệp sử dụng các nền tảng xã hội để tiếp thị, quảng cáo, và bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng.
>>> Đọc Social Commerce (phần 1): Cơ hội mới giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu!
Hiện nay, doanh nghiệp/ cá nhân có thể triển khai chiến dịch Social Commerce tại hầu hết những nền tảng xã hội lớn như Facebook, Instagram, TikTok, YouTube,…Trước sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội toàn cầu, mỗi doanh nghiệp cần biết cách áp dụng Social Commerce thông minh để mang lại lợi nhuận bán hàng.
Dưới đây là một vài lý do doanh nghiệp nên tận dụng Social Commerce càng sớm càng tốt:
– Tiếp cận và kết nối khách hàng tiềm năng: Tận dụng Social Commerce cho phép doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng thông qua các nền tảng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, TikTok, và nhiều ứng dụng khác. Social Commerce giúp xóa bỏ rào cản địa lý, rút ngắn đáng kể quy trình mua sắm rườm rà mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
– Tạo tương tác và tạo dựng cộng đồng: Social Commerce cho phép doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua bình luận, trò chuyện trực tiếp và các tính năng xã hội khác. Điều này giúp tạo dựng một cộng đồng trung thành quanh thương hiệu và sản phẩm.
– Quảng cáo hiệu quả: Các nền tảng xã hội cung cấp các công cụ quảng cáo mục tiêu cho phép doanh nghiệp đưa ra thông điệp trực tiếp đến đúng đối tượng mà họ muốn tiếp cận. Điều này giúp tối ưu hóa ngân sách quảng cáo và cải thiện hiệu suất quảng cáo.
– Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Social Commerce thường kết hợp tính năng thúc đẩy tham gia của người dùng, chẳng hạn như cuộc thi, trò chơi, và ưu đãi độc quyền. Điều này thúc đẩy sự quan tâm và tham gia của người tiêu dùng. Đồng thời, các nền tảng mạng xã hội là nơi để doanh nghiệp tiếp nhận phản hồi từ phía khách hàng nhanh chóng nhất.
Doanh nghiệp cần biết điều gì khi quyết định tận dụng Social Commerce?
1. Xác định mục tiêu rõ ràng: Đảm bảo rằng bạn đã xác định rõ ràng mục tiêu mà bạn muốn đạt được thông qua Social Commerce, như tăng doanh số bán hàng, tạo thương hiệu mạnh mẽ, hoặc tương tác với khách hàng. Mục tiêu cụ thể giúp định hình chiến lược của bạn.
2. Lựa chọn nền tảng phù hợp: Hiện nay, mỗi kênh bán hàng sẽ có vai trò khác nhau, vì hành vi mua sắm của khách hàng hiện tại trở nên đa dạng và phức tạp. Do đó bạn nên chọn các nền tảng xã hội phù hợp với lĩnh vực hoạt động của bạn và đối tượng mục tiêu. Không cần tham gia trên tất cả các nền tảng, chỉ chọn những nơi bạn có thể tìm thấy đối tượng khách hàng chính. Để xác định kênh bán hàng phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình, bạn có thể trả lời bộ câu hỏi sau:
– Trong phễu marketing từ nhận biết, cân nhắc, mua và tái mua, khách hàng sẽ trải qua từng phễu ở điểm chạm nào? Tại từng điểm chạm, khách hàng sẽ làm gì? – Doanh nghiệp có thể làm gì để tăng tương tác với khách hàng tại những điểm chạm, kênh bán hàng? – Doanh nghiệp đang có những kênh nào? Khả năng sử dụng ra sao? Có nguồn lực để đầu tư thêm không? – Trong các kênh bán hàng hiện có của doanh nghiệp, kênh nào đem lại lợi nhuận cao nhất? |
3. Tạo nội dung chất lượng: Nội dung là yếu tố quan trọng trong Social Commerce. Tạo nội dung thú vị, giá trị, và phù hợp với đối tượng của bạn. Sử dụng hình ảnh, video, và văn bản để tạo nội dung hấp dẫn. Xây dựng nội dung cho kênh theo phễu marketing, định hướng nội dung sẽ cần đi theo phễu nhằm giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn.
4. Tương tác với người dùng: Hãy tương tác tích cực với khách hàng qua bình luận, tin nhắn, và các tính năng xã hội khác. Trả lời câu hỏi, phản hồi phản ánh, và tạo mối quan hệ với họ. Bằng cách thường xuyên tương tác với khách hàng, doanh nghiệp sẽ tận dụng dữ liệu từ người mua và khai thác dữ liệu này để triển khai remarketing hiệu quả. Chẳng hạn như việc sử dụng Zalo OA (Official Account) để thu hút khách hàng đăng ký thành viên, từ đó dùng dữ liệu này tiếp cận lại họ để bán hàng.
5. Quản lý và duy trì trang chính thống: Đảm bảo rằng trang cửa hàng trực tuyến của bạn trên các nền tảng xã hội được duy trì cập nhật, thông tin sản phẩm chính xác, liên tục. Duy trì kênh cũng có nghĩa là bạn phải liên hệ thường xuyên với khách hàng của mình. Hãy chú ý đến đâu là khung thời gian tương tác tốt trên các nền tảng, lượng nội dung cần sản xuất cho kênh trong một khoảng thời gian nhất định.
6. Thúc đẩy khuyến mãi: Sử dụng các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội để tạo ra sự quan tâm và tăng doanh số bán hàng. Đảm bảo rằng chiến dịch quảng cáo được thiết kế mục tiêu và hiệu quả.
7. Kết nối đa kênh: Social Commerce vẫn cần kết hợp với các kênh bán hàng khác, với mục tiêu từng kênh có vai trò riêng và mang lại sự hỗ trợ các kênh nhằm mang về doanh thu tổng. Doanh nghiệp cần có kế hoạch và vai trò các kênh rõ ràng từ commercial, creative, v.v… để người dùng có trải nghiệm tốt trên các nền tảng.
8. Thực hiện kế hoạch sản phẩm phù hợp với từng kênh: Mỗi nền tảng tương ứng với hành vi khác nhau, lựa chọn sản phẩm rất quan trọng trong việc bán hàng, tương tự trong việc chọn hình thức bán hàng. Thông thường, sản phẩm giá trị cao thì việc chuyển đổi trực tiếp ngay livestream sẽ khó hơn, thông qua livestream, influencer video thì người dùng hiểu về sản phẩm hơn. Trong khi đó livestream để bán sản phẩm giá trị thấp hơn, các sản phẩm phễu lại vô cùng hiệu quả.
9. Chú ý tới chính sách giá ở các kênh: Việc không phân chia chính sách giá hiệu quả cho từng kênh sẽ dẫn đến câu chuyện cạnh tranh, đặc biệt là tình huống cạnh tranh bởi chính doanh nghiệp. Khách hàng mua sản phẩm sẽ có sự so sánh giá giữa các kênh. Nếu chiến lược giá cho từng kênh có sự chênh lệch quá lớn sẽ khiến khách hàng mất thiện cảm, không có sự nhất quán của một công ty. Từ đó, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hình ảnh và uy tín của thương hiệu.
Kết luận
Hy vọng với bài viết mà iCheck cung cấp, bạn đã có thể hình dung ra “con đường” ứng dụng Social Commerce cũng như những kiến thức xoay xung quanh nó. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng ứng dụng những lợi ích của Social Commerce vào công việc kinh doanh của mình một cách tốt nhất.
Nếu bạn đang tìm kiếm các cách khác nhau để tận dụng QR Code cho chiến dịch Social Commerce của mình, iCheck xin giới thiệu các giải pháp mà chúng tôi có thể hỗ trợ bao gồm:
– QR Code tích hợp Chống giả – Bảo hành – Chống tràn hàng