Đăng ký thành công

Kinh tế ‘’gào khóc’’ vì Corona

Thứ Hai, 02/03/2020, 15:13 1252 Views

“Phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với nhiễm trùng thường đau đớn hơn so với việc nhiễm trùng. Điều tương tự cũng đúng với dịch bệnh và nền kinh tế”, tờ Wall Street Journal bình luận.

Trung Quốc

Dịch COVID-19 bùng phát vào thời điểm đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại, nợ công tăng lên, cùng với đó là nhu cầu nội địa suy giảm và cuộc chiến thương mại với Mỹ vẫn tiếp diễn. Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6,1% trong năm 2019 gần chạm mức thấp nhất trong ngưỡng mục tiêu mà Bắc Kinh đặt ra, thấp hơn nhiều so với con số 6,6% của năm 2018. Ngày 15/1, Trung Quốc và Mỹ đã ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, mở đầu cho việc kết thúc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đó, dịch COVID-19 đã bắt đầu trở nên nghiêm trọng.

Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) ước tính, sự bùng phát dịch bệnh do COVID-19 gây ra có thể làm giảm từ 0,5 đến 1 điểm phần trăm tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc trong năm 2020. Nạn nhân đầu tiên của COVID-19 là những hãng hàng không và công ty lữ hành, do vậy, ngành du lịch và vận tải sẽ bị thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, một số lĩnh vực khác như dược phẩm, thương mại điện tử và ô tô có thể sẽ hưởng lợi.

Bên cạnh đó, EIU dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2020 là 5,9% và nếu dịch viêm đường hô hấp cấp đạt tới mức nguy hiểm như SARS, tăng trưởng GDP của quốc gia đông dân này có thể sẽ giảm xuống còn 4,9%.

Hàn Quốc

Kinh tế Hàn Quốc bắt đầu “ngấm đòn đau” từ dịch virus corona. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đã giảm trong tháng 2, tháng giảm thứ 14 liên tiếp sau khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng do dịch virus corona bắt đầu tác động lên nền kinh tế nước này. Kim ngạch xuất khẩu bình quân tính trên mỗi ngày làm việc giảm mạnh 11,7%, mức giảm tồi tệ nhất trong 3 tháng gần đây, trượt dài so với mức tăng 4,6% hồi tháng 1.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ từ Hàn Quốc sang thị trường Trung Quốc giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh hoạt động sản xuất tại Trung Quốc cũng lao dốc kỷ lục trong tháng 2 theo số liệu Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hôm 29/2.

Hyundai Motor Co mới đây buộc phải đình chỉ hoạt động một trong các nhà máy sau khi một công nhân xét nghiệm dương tính với virus corona. LG Display thì khá hơn khi chỉ phải đóng cửa nhà máy đến thứ Ba để phục vụ công tác khử trùng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 

kinh-te-anh-huong-boi-corona

Samsung Electronics cũng chung tình trạng gián đoạn sản xuất đến chiều thứ Ba sau khi tuyên bố đóng cửa một nhà máy sản xuất smartphone tại Gumi (gần thành phố Daegu) do một công nhân được xác nhận nhiễm virus corona, theo hãng tin Yonhap. Trước đó, nhà máy này từng ngừng hoạt động 3 ngày vì phát hiện một công nhân khác nhiễm virus corona. 

Các nước Đông Nam Á

Nỗi lo về thương mại và chuỗi cung ứng bị gián đoạn đang hiện diện trên khắp Đông Nam Á. Nhà phân tích kinh tế thuộc Viện nghiên cứu phát triển Thái Lan – Nonarit Bisonyabut, cho biết nếu kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại, Thái Lan cũng cũng sẽ gặp khó khăn.

Hiện Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng hoá Thái Lan, bao gồm máy tính và linh kiện điện tử, sản phẩm hoá học, cao su và nhựa,…

Trong một báo cáo hồi tháng 1/2020, các nhà phân tích tại Maybank Kim Eng, cho biết trong khu vực ASEAN, Singapore và Thái Lan có khả năng chịu thiệt hại nhiều nhất từ đợt dịch bệnh này. Do 2 nơi này có một nền kinh tế thị trường khá mở và thương mại, du lịch bị phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.  Ước tính, Thái Lan sẽ mất hàng tỷ USD do lượng khách du lịch Trung Quốc giảm mạnh. Singapore cũng cảnh báo mất 25-30% khách du lịch trong năm 2020 do sự bùng phát dịch virus corona. Chính phủ Indonesia đã công bố gói ưu đãi tài chính 742 triệu USD cho các doanh nghiệp du lịch, hàng không và bất động sản chịu tác động nặng nề từ dịch virus corona.

kinh-te-the-gioi-corona

Ngân hàng DBS của Singapore cho biết họ đang hạ mức dự báo GDP thực tế của quốc đảo này trong năm 2020, từ 1,4% xuống còn 0,9%, do những tác động từ tiêu dùng, du lịch và chuỗi cung ứng trong khu vực bị gián đoạn.

Những mức giảm sâu trong tuần này đã đưa các chỉ số chứng khoán của Thái Lan, Indonesia và Philippines vào bảng xếp hạng top 10 thị trường hoạt động tồi tệ nhất thế giới kể từ đầu năm đến nay. Hiện tượng bán tháo ồ ạt do hoảng loạn khiến chỉ số MSCI ASEAN sụt mạnh 17% so với mức đỉnh kỷ lục đạt được hồi tháng 7/2019.

Trong khi đó, nền kinh tế của  Malaysia và Việt Nam cũng có thể bị tác động, nhưng thấp hơn. Và Indonesia, Philippines là hai quốc gia ít bị ảnh hưởng nhất. 

Châu Âu

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde ngày 5/2 cho biết sự lan rộng của chủng mới của virus corona (2019-nCoV) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp khởi phát từ Trung Quốc là “một tầng bất ổn mới” đối với nền kinh tế châu Âu.

Nhiều doanh nghiệp EU tổn thất 20% doanh thu do dịch virus corona, Đức thiệt hại nặng nề nhất.

kinh-te-anh-huong-corona

Công nghiệp xe hơi – ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất kinh tế Đức, vốn đã ở giai đoạn khủng hoảng trước đại dịch do ảnh hưởng của thương chiến Mỹ- Trung, Brexit và chuyển đổi công nghệ xe hơi. Sự ổn định về chuỗi cung ứng không thực sự là đe dọa với các công ty xe hơi ở Đức, thay vào đó là nhu cầu ngày càng giảm từ khách hàng. Theo chuyên gia dự đoán, chỉ khoảng 77 triệu xe hơi được bán trong năm nay, ít hơn năm 2017 7,5 triệu xe, cũng như giảm tỉ trọng xuất khẩu xe hơi trong các tới đây.

Theo ngân hàng quốc doanh KfW, bùng nổ dịch virus corona sẽ tiếp tục khiến nền kinh tế Đức đi xuống trong ít nhất nửa năm tới. Trong năm 2020, KfW dự đoán GDP nước này sẽ chỉ tăng khoảng 0,8% thay vì dự đoán trước đó là 0,9%. . 

(Tổng hợp từ nhiều nguồn)

Đứng giữa nguy cơ thiệt hại và khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, các doanh nghiệp Việt cần tìm những nước đi mới để giải nguy kịp thời. Siêu mã vạch là một gợi ý về giải pháp marketing toàn diện, tiết kiệm chi phí, tăng trưởng doanh thu từ việc tận dụng nguồn khách hàng tiềm năng. Tìm hiểu thêm tại:http://smv.icheck.com.vn/

Call Now