Đăng ký thành công

Hướng dẫn giúp cho nông dân phân biệt phân bón thật giả

Thứ Tư, 30/10/2019, 9:00 2075 Views

Người nông dân cần thực hiện kiểm tra kỹ tem chống giả sản phẩm trước khi sử dụng. Chúng tôi hướng dẫn cho người nông dân có thể phân biệt được loại phân bón thật giả, không rõ nguồn gốc để bảo vệ nông sản an toàn.

Nông dân khốn đốn trước vấn nạn phân bón giả 

Mỗi khi vào vụ mùa, người nông dân không chỉ phải đối mặt với những nỗi lo về thời tiết, kinh phí,…còn phải gồng mình lo sợ nạn phân bón giả. Bởi tác hại của phân bón giả vô cùng nghiêm trọng mà không có từ nào diễn tả nổi đối với những người làm nông.

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về thông tin của những người dân mà các đại lý phân bón kém chất lượng đã nhập những lô phân bón giả mạo, đan xen vào từng kệ hàng để đánh lừa người dân, kết quả làm ảnh hưởng tới cả một vụ mùa, gây bức xúc lớn trong nông nghiệp.

phan-bon-gia-tran-lan
Phân bón giả ngập tràn trên thị trường 

Nhiều người dân khi rơi vào trường hợp bị mua nhầm phân bón giả có kiến nghị với những cơ sở bán hàng nhưng chỉ nhận được những câu trả lời vô trách nhiệm:

“Việc kém chất lượng hay đảm bảo chất lượng đã có quan chức năng giám định, làm việc. Chất lượng hàng hóa dựa theo cam kết của công ty. Chúng tôi là người bán hàng, cứ theo tiêu chuẩn đó để nhập hàng, bán cho bà con. Tình hình này, chúng tôi bị mang tiếng, mất uy tín nên tôi gửi trả lại hàng cho công ty”

Người này đùn đẩy trách nhiệm cho người kia, cuối cùng người chịu thiệt hại vẫn chỉ là những người nông dân.

Cách phân biệt phân bón thật – giả 

Có một số cách phân biệt phân bón thật giả, tùy vào từng loại phân sẽ có cách phân biệt khác nhau

Phân Kali sunfat (K2SO4) chứa 50% K2O

Màu sắc: màu trắng, ở dạng bột hoặc các hạt nhỏ

Cách thử : đổ hỗn hợp phân bón vào nước trong nếu là phân bón thật sẽ tan hết trong nước, dung dịch có màu trong suốt. Nếu là phân giả sẽ chỉ tan ở một lượng nhất định, có cặn dưới đáy, màu dung dịch cũng vàng đục do huyền phù của vôi.

Phân Urê

Màu sắc : hai loại, hạt trong và hạt đục

Cách phân biệt phân Urê: Phân Urê thật có dạng hình tròn, một vài trường hợp đặc biệt lẫn phân SA thì các hạt phân SA có hình dạng tinh thể, nhiều góc cạnh hơn. Hiện nay chỉ có duy nhất hai thương hiệu sản xuất phân bón này là Đạm Hà Bắc và Đạm Phú Mỹ. Tuyệt đối không có thêm một hãng nào khác bán phân U – rê này mà là hàng thật. Bà con nên dựa vào đặc điểm này để mua đúng loại phân chính hãng.

Phân Kaliclorua (KCl) chứa 60% K2O

Màu sắc: đỏ hồng, hồng nhạt, đỏ tím và màu trắng. Đây là loại phân đứng top đầu về số lượng làm giả làm nhái. Người dân dễ mua phải các loại phân NKS, KNS, NPKn nhưng cỡ ngỡ là phân Kali vì chúng được làm rất giống, thực chất chỉ có khoảng 30% là ôxit Kali còn lại là các chất pha tạp khác.

Cách thử : thả một lượng nhỏ phân bón vào cốc nước nếu là phân bón thật cốc nước sẽ không vội chuyển màu đỏ ngay mà từ từ chìm một nửa xuống nước, một nửa vẫn nổi. Khi quấy mạnh dung dịch phân sẽ tan hết, dung dịch chuyển sang màu hồng, không có vẩn đục, chỉ có váng đỏ bám quanh cốc.

Nếu là hàng giả : nước bị chuyển đỏ ngay lập tức, phân bị chìm hết dưới đáy cốc. Sau khi khoắng mạnh, dung dịch có màu hồng đỏ, vẩn đục, không có váng đỏ bám quanh thành cốc. Có thể để lại cặn không tan hết.

thuc-hien-kiem-tra-chat-luong-phan-bon
Thực hiện kiểm tra chất lượng phân bón trước khi sử dụng để đảm bảo chất lượng cây trồng 

Tuy nhiên, có rất nhiều loại phân bón được sản xuất và bán ra thị trường, kéo theo đó là số lượng phân bón giả cũng tăng cao. Chúng ta khó có thể nhớ được hết cách phân biệt theo từng loại. May thay, đã có một giải pháp vô cùng mới và khoa học giúp nông dân kiểm tra hàng giả hàng nhái trong tích tắc đó là ứng dụng quét mã vạch vạch sản phẩm trên điện thoại.

Mỗi người hãy tải về điện thoại của mình ứng dụng iCheck Scanner ( miễn phí), mở máy và đưa phần scan của ứng dụng vào chỗ có mã số mã vạch trên sản phẩm. Mọi thông tin thành phần liên quan đến loại phân bón đó sẽ hiển thị ngay lập tức.

Nếu phân bón bạn mua không có tem chống giả sản phẩm thì nên cân nhắc khi mua sản phẩm đó, vì chỉ những doanh nghiệp kinh doanh không nghiêm túc mới không đăng ký mã vạch sản phẩm, tem chống giả, không minh bạch thông tin với người tiêu dùng.

Chúng tôi mong rằng bài viết này có ích đối với người nông dân giúp cho bà con bảo vệ nông sản và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Mọi thắc mắc về dịch vụ tem chống giả QR code sản phẩm và ứng dụng iCheck scanner, quý khách hàng liên hệ đến số hotline: 090-219-5488 hoặc truy cập vào website: https://icheck.com.vn/ để được tư vấn chi tiết.

Call Now