Đăng ký thành công

ĐIỂM LẠI MỘT SỐ CHÍNH SÁCH NỔI BẬT THÁNG 11/2021

Thứ Hai, 29/11/2021, 10:47 1065 Views

Trong tháng 11 này, có nhiều chính sách mới nổi bật bắt đầu có hiệu lực thi hành, để giúp Quý Doanh nghiệp bảo đảm an toàn pháp lý trong hoạt động quản lý và kinh doanh, iCheck xin được điểm lại những thông tin đáng chú ý.

Hướng dẫn về thuế TNDN với cơ sở thực hiện xã hội hóa chưa truy thu

Từ ngày 01/11/2021, Thông tư 71/2021/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa chưa truy thu theo Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 25/5/2014, có hiệu lực thi hành.

Theo đó, cơ sở thực hiện xã hội hóa (gọi tắt là Cơ sở) thành lập trước ngày 22/07/2016, có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN như sau:

(1) Cơ sở được hưởng ưu đãi thuế TNDN cho thời gian còn lại theo quy định về thuế TNDN kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện theo các quyết định của Thủ tướng trong từng thời kỳ bao gồm:

+ Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008.

+ Quyết định 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013.

+ Quyết định 1470/QĐ-TTg ngày 22/7/2016.

(2) Cơ sở không đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các Quyết định trên thì thực hiện kê khai bổ sung số thuế TNDN còn thiếu (nếu có), tự tính số thuế TNDN phải nộp hoặc cơ quan thuế thực hiện truy thu đến thời điểm đáp ứng điều kiện tại các Quyết định nêu trên.

– Cơ sở trên nếu có thuế TNDN phát sinh tại mục (2) thì không bị phạt vi phạm pháp luật về thuế và không tính tiền chậm nộp tính trên số tiền TNDN tạm thời chưa truy thu cho đến 01/11/2021.

Từ ngày 02/11/2021, Cơ sở chưa nộp số thuế TNDN tạm thời chưa thu thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế chưa nộp và xử phạt vi phạm pháp luật về thuế (nếu có).

Bổ sung quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Nội dung này được quy định tại Thông tư 15/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Cụ thể, bổ sung quy định đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đề nghị cấp phép theo cơ chế một cửa quốc gia thì:

Gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 16/2012/TT-NHNN đến cổng thông tin một cửa quốc gia để được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.

Đồng thời, bổ sung thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo cơ chế một cửa quốc gia. (bổ sung khoản 5 vào Điều 15)

Sửa quy định về điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp

Có hiệu lực từ ngày 30/11/2021, Nghị định 84/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Cụ thể, sửa đổi điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại như sau:

– Có phương án nuôi, trồng theo Mẫu số 04, Mẫu số 05, Mẫu số 06 và Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019.

(So với hiện hành, không còn yêu cầu có dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt).

– Quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo mẫu, định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh.

(So với hiện hành, bổ sung cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát là Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh).

Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật từ ngày 25/11/2021

Có hiệu lực kể từ ngày 25/11/2021, Thông tư 07/2021/TT-BCT bãi bỏ toàn bộ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành, đơn cử như:

– Quyết định 34/2002/QĐ-BCN về giao nộp báo cáo địa chất và cung cấp tài liệu địa chất và khoáng sản.

– Thông tư 07/2006/TT-BTM hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy theo Nghị định 19/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa.

– Thông tư 08/2006/TT-BTM hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy theo Nghị định 19/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa.

– Quyết định 30/2006/QĐ-BCN về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập.

– Thông tư 13/2010/TT-BCT quy định phương pháp lập, trình tự, thủ tục xây dựng chi phí vận hành hệ thống điện và thị trường điện.

Hy vọng rằng Quý Doanh nghiệp đã thu được nhiều thông tin hữu ích từ bài viết trên. Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng hành lang pháp lý vững chắc để phát triển bền vững, iCheck luôn sẵn lòng tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý liên quan đến sản phẩm và vận hành doanh nghiệp.

iCheck hỗ trợ doanh nghiệp từ những bước đầu tiên ra thị trường, hoàn thiện tất cả các dịch vụ tư vấn hỗ trợ Doanh nghiệp và giấy tờ cho sản phẩm, trong đó thế mạnh của chúng tôi là:

1. Dịch vụ thành lập công ty
2. Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch
3. Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
4. Dịch vụ công bố mỹ phẩm

(Nguồn: thuvienphapluat.vn)

Call Now