Khám phá chiến lược marketing 4P chinh phục Gen Z
Tại Việt Nam, Gen Z ( những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1997 – 2012) đang trở thành đối tượng khách hàng tiềm năng cho các nhãn hàng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thế hệ Z có những hành vi, xu hướng và sở thích rất khác so với các thế hệ trước. Vậy làm thế nào để các marketers hay doanh nghiệp có thể tối ưu hoạt động quảng cáo để “chinh phục” nhóm đối tượng này? Nếu bạn cũng đang băn khoăn, hãy cùng iCheck khám phá chiến lược marketing “thu phục” khách hàng Gen Z hiệu quả trong bài viết này nhé.
Hành vi tiêu dùng của thế hệ Gen Z có gì khác biệt?
Nghiên cứu của Đại học Thương Mại (được công bố trên Tạp chí Công thương ngày 28/05/2023) chỉ ra các đặc điểm chủ yếu sau:
(1) Thế hệ định hướng xu thế mới: Thế hệ gen Z được đánh giá rất nhanh nhạy, luôn cập nhật, hoặc chính là đối tượng tạo nên những xu hướng mới.
(2) Thế hệ có nhu cầu và gắn liền chặt chẽ với công nghệ: thế hệ gen Z được sinh ra tại thời điểm cuộc sống gắn liền với các thiết bị di động, laptop, hay máy tính bảng. Họ có xu hướng sử dụng và trải nghiệm nhiều ứng dụng, các app với giao diện đơn giản, dễ sử dụng, có nhiều ưu đãi thì họ sẽ càng ưu tiên dùng hơn cả.
(3) Thế hệ bắt trend theo đám đông: Họ sẽ đặt niềm tin và sự hy vọng nhiều hơn thông qua đánh giá trực tiếp của bản thân, bạn bè, người thân, chứ không chỉ thông qua những review trong hội nhóm, hay trên TikTok.
(4) Thế hệ mang góc nhìn và suy nghĩ thực tế: Gen Z biết tính toán, lo nghĩ, nhìn xa trông rộng hơn, tự tìm kiếm việc làm ổn định cho bản thân từ rất sớm, hay có những mục tiêu dài hạn được vạch ra.
2. Chiến lược marketing 4P hiệu quả đối với người tiêu dùng Gen Z Việt Nam
Để thỏa mãn tối đa nhu cầu, cũng như tạo các nhu cầu mới cho người tiêu dùng gen Z Việt Nam, các doanh nghiệp phải tích hợp các công cụ marketing chiến lược và chiến thuật một cách hiệu quả nhất. Mô hình hữu hiệu cho việc tích hợp đó là mô hình marketing mix (4P – Sản phẩm (Product) – giá (Price) – Phân phối (Place) – Truyền thông (Promotion).
2.1. Sản phẩm – Product
Người tiêu dùng gen Z Việt Nam ngày nay không chỉ giới hạn sự quan tâm của mình đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xem xét đến yếu tố giá trị trước khi mua sản phẩm. Tính bền vững (thân thiện với môi trường, “sạch”) dần trở thành một yếu tố quan trọng, quyết định hành vi mua sắm của gen Z: Khảo sát thế hệ trẻ và thế hệ Z của Deloitte Global 2021 cho thấy, có hơn 25% gen Z thừa nhận rằng tác động đến môi trường do một số doanh nghiệp gây ra đã ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Một nghiên cứu khác cũng tiết lộ rằng tính đến năm 2023, có 79% thế hệ gen Z sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho năng lượng sạch.
Vì vậy, doanh nghiệp muốn thu hút được đối tượng gen Z, cần chứng minh được sản phẩm của mình là sản phẩm “sạch” “bền vững” “hữu cơ” “thân thiện với môi trường”…. Việc minh bạch thông tin sản phẩm và truy xuất được nguồn gốc xuất xứ là bước đầu tiên doanh nghiệp có thể thực hiện.
>>> Tìm hiểu thêm giải pháp Minh bạch thông tin sản phẩm
>>> Tìm hiểu thêm về giải pháp Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
2.2. Giá – Price
Tại Việt Nam, hình thức thanh toán này đã bắt đầu được các kênh thanh toán trực tuyến quan tâm hơn. Thanh toán online là lựa chọn ưu tiên của gen Z. Gen Z không chỉ mua sắm khác biệt, mà họ còn thanh toán khác biệt bằng cách phương thức như: “mua trước, trả sau”, hay các ứng dụng thanh toán cùng bạn bè. Có 72% người thuộc gen Z cho biết hành vi tiêu dùng của họ thường xuyên mua sắm online và yêu thích hình thức thanh toán “mua trước, trả sau” tiện dụng trên mobile app. Theo báo cáo, trong năm 2021, độ tuổi từ 22 – 40 đã thực hiện giao dịch mua sắm trả góp tăng gấp 3 lần so với năm 2020. Cũng bởi phương thức thanh toán tiện lợi, có thể chia nhỏ số tiền thanh toán thành nhiều kỳ khác nhau, đã giúp người dùng linh hoạt quản lý tài chính cá nhân, đặc biệt là đối với thế hệ “chi tiêu nhiều hơn thu nhập” như gen Z.
2.3. Phân phối – Place
Ngày càng nhiều gen Z đang chuyển hướng đến các cửa hàng truyền thống. Một bộ phận gen Z lướt các cửa hàng trực tuyến, nhưng vẫn đến cửa hàng để mua sản phẩm, vì họ muốn tận hưởng trải nghiệm khách hàng trực tiếp. Tuy nhiên vẫn còn phần lớn khách hàng gen Z hiện nay mua sắm trực tuyến. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phải đầu tư cho cả kênh bán hàng trực tiếp và trực tuyến.
Với kênh bán hàng trực tiếp tại cửa hàng: doanh nghiệp cần chú trọng việc xây dựng dịch vụ khách hàng như cho đổi trả hàng sau khi mua. Trong khi đó với kênh trực tuyến, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin sẵn có hoàn toàn, quy trình đặt hàng thuận tiện và có nhiều tùy chọn để giao dịch trong khi mua hàng…
2.4. Truyền thông marketing – Promotion
Với sự phổ biến của các nền tảng xã hội mới như TikTok cũng như sự đa dạng của các kênh thương mại điện tử, thói quen mua sắm của người tiêu dùng gen Z đang dần thay đổi. Gen Z Việt Nam gần như miễn nhiễm với các chiến dịch marketing thông thường, hay nội dung bán hàng “lộ liễu”. Để đến được với người tiêu dùng gen Z trong quyết định thông điệp truyền thông cần chú ý đến các content sử dụng ngôn ngữ “chuẩn” gen Z. Theo dõi những người sáng tạo thuộc thế hệ này nghiên cứu nội dung của họ, chú ý đến vốn từ vựng, những câu bông đùa và cách họ tương tác với nhau là những lời khuyên hữu ích giúp cuộc trò chuyện giữa thương hiệu và đối tượng khách hàng này trở nên có hiệu quả và gần gũi hơn.
Gen Z được sinh ra và lớn lên trong thời đại của social media và họ dành rất nhiều thời gian trên các nền tảng này. Bởi vậy, chiến lược social media marketing là cách thức hiệu quả nhất để thu hút thế hệ Z.Gen Z dành nhiều thời gian hơn trên mạng xã hội so với các thế hệ trước, nhưng lại hoạt động trên ít nền tảng hơn. Họ thích các nền tảng trực quan và thường tìm kiếm sự giải trí và niềm vui trên chính kênh social media của họ. Một số nền tảng social media mà gen Z thường sử dụng, đó là: Instagram, Facebook, Snapchat, Tiktok, YouTube.
Các chương trình khuyến mãi nên dựa trên khả năng chi tiêu của gen Z do họ còn ở độ tuổi khá trẻ nền tảng kinh tế chưa vững, thường có thu nhập không quá cao. Báo cáo được Statista thực hiện vào tháng 5/2022 chỉ ra rằng giảm giá và chiết khấu là lý do số 1 thúc đẩy người tiêu dùng thế hệ gen Z tương tác với thương hiệu mới trên mạng xã hội.
Do đó, doanh nghiệp nên tập trung hình thức chương trình khách hàng thân thiết tích điểm cho khách hàng. Chương trình khách hàng thân thiết dựa trên mức độ chi tiêu: Khách hàng sẽ nhận được ưu đãi tương ứng với số tiền mà họ đã chi tiêu. Loại chương trình khách hàng thân thiết này thường phù hợp cho các nhà hàng sang trọng, nơi khách hàng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn.
>>> Tìm hiểu thêm về giải pháp triển khai chương trình khuyến mãi, tích điểm cho khách hàng bằng QR
Kết luận
Với việc nghiên cứu về gen Z Việt Nam và đưa ra các đặc điểm trong hành vi tiêu dùng của gen Z Việt Nam, iCheck hy vọng bài viết sẽ giúp doanh nghiệp có thêm những ý tưởng sáng tạo để triển khai các chiến dịch marketing trong tương lai thật hiệu quả.