Những câu chuyện thú vị xoay quanh thương hiệu Balmain
Thương hiệu Balmain là một trong những hãng thời trang nổi tiếng và xa xỉ nhất thế giới biểu tượng cho cá tính và sự sang trọng. Vậy bạn đã biết những gì về thương hiệu thời trang này? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Giới thiệu chung về thương hiệu Balmain
Được thành lập vào năm 1946, thương hiệu Balmain đến từ Pháp hiện nay đã có được phát triển mạnh mẽ và vượt bậc so với thuở khai sinh.
Trước đó, thương hiệu này gắn liền với phong cách couture, những bộ đầm mang đậm nét cổ điển của nước Pháp. Tuy nhiên, sau một thời gian đổi thay, hiện thương hiệu Balmain lại mang tới một phong cách mạnh mẽ của quân đội, edgy chic và được nhiều người nổi tiếng lăng xê như Rihanna, Naomi Campbell hay cả Kim Kardashian,… Vì vậy, Balmain được đánh giá là thương hiệu có nhiều sự thay đổi ngoạn mục nhất trong ngành công nghiệp thời trang.
Lịch sử hình thành thương hiệu Balmain
Pierre Balmain (1914) được sinh ra tại một thị trấn nhỏ của Pháp tên Saint Jean de Maurienne. Tài năng của ông được công nhận là một trong những nhà thiết kế có tầm nhìn xa và góp phần thúc đẩy ngành thời trang của Pháp thăng hoa từ sau Chiến tranh thế giới II.
Sau khoảng thời gian ngắn theo học kiến trúc theo mong muốn của người mẹ, Balmain đã bắt đầu tiếp xúc với thời trang bằng công việc trợ lý cho Lucien Lelong, cùng với Christian Dior, Hubert de Givenchy – những nhà mốt nổi danh sau này. Vào năm 1945, ông đã quyết định nghỉ việc tại đây để thành lập thương hiệu thời trang cá nhân.
Phong cách haute couture của thương hiệu Balmain
Balmain, một nhà thiết kế tài ba đi đầu trong phong cách “jolie Madame” thiết tha, mềm mại. Những chiếc váy của Balmain được may chủ yếu bằng vải thêu, chiết eo kết hộ với thiết kế xòe full skirt..
Có thể nói rằng phong cách của thương hiệu Balmain chứa đựng trong mình một thiên hướng khác biệt so với những thiết kế tập chung cho sự thoải mái và tiện dụng của thời bấy giờ. Chính sự thành công của Balmain đã chứng tỏ sự khó khăn chịu đựng, cũng như sự tối giản hoá về trang phục mà những người phụ nữ Pháp sau thế chiến thứ II phải chịu đựng đã có thể khoác lên mình trở lại sự tươi mát, dịu dàng và không kém phần sang trọng. Tất cả đều nhờ Pierre Balmain.
Những tầng lớp quý tộc của Châu Âu, cũng như các dàn sao Hollywood dần dần trở nên ưa chuộng phong cách “Jolie Madame” mà Balmain mang lại. Những ngôi sao nổi tiếng có thể kể đến như Audrey Hepburn, Ava Gardner, Brigitte Bardot, Josephine Baker, Katharine Hepburn, Marlene Dietrich và Sophia Loren đều tìm đến Balmain để có thể đặt may những chiếc đầm của riêng cho mình cho những buổi cocktail, dạ hội hay thậm chí cả những chiếc áo cưới lộng lẫy.
Hậu cái chết của Pierre Balmain
Sau sự qua đời của thiên tài thiết kế Pierre Balmain vào năm 1982, ngọn lửa của thương hiệu Balmain được thừa kế bởi những nhà thiết kế tài năng, mang lại sự cân bằng trong những nét truyền thống kết hợp với sự đặc trưng riêng của thương hiệu để bắt kịp với nhu cầu của thời đại.
Erik Mortensen, Hervé Pierre, Laurent Mercier, Oscar de la Renta và Christophe Decarnin: Những nhà thiết kế tiếp nối con thuyền của thương hiệu Balmain đã duy trì những nét đẹp nổi bật và là thương hiệu của hãng bằng những cảm hứng từ màu sắc, sự mềm mại cũng như thanh lịch và tao nhã, những thành phần đã tạo nên cốt lõi của “Jolie Madame”.
Trong đó 2 nhà thiết kế Oscar de la Renta và Olivier Rousteing có sự tác động mạnh mẽ nhất đối với những phương tiện truyền thông.
Hiện đại hóa thương hiệu nhờ Olivier Rousteing
Năm 2011, vị trí giám đốc sáng tạo của Balmain được chính thức trao cho Olivier Rousteing. Với sự pha trộn độc đáo từ những nét hiện đại mới mẻ đương thời hoà quyện với những di sản đã vốn gắn liền với các thiết kế của những đời trước, những bộ sưu tập Edgy chic đã ra đời. Những ngôi sao như Rihanna, Kim Kardashian, Rosie Huntington-Whiteley, Naomi Campbell… đều vô cùng ưa chuộng và đặt may các thiết kế của anh.
Những kĩ thuật cắt may, thêu thủ công ấy được tiếp tục phát huy và thêm vào các bộ sưu tập dưới những tay nghề thủ công làm đồ couture cổ điển. Đồng thời, bằng sức mạnh và tên tuổi của thương hiệu Balmain, Olivier đã có thể bắt tay phát triển cùng các thương hiệu thời trang phổ thông nổi tiếng như Puma.
Logo của thương hiệu cũng được Giám đốc sáng tạo thay đổi nhằm mang đến mồi hình mẫu hiện đại hơn.
Thương hiệu Balmain bị tố đạo nhái
Một vụ việc dẫn đến một làn sóng tranh cãi trên mạng xã hội về sự tương đồng trong hoạ tiết monogram 1945 của thương hiệu Balmain với thiết kế của Fendi hay thậm chí cả của Givenchy.
Olivier Rousteing, giám đốc sáng tạo của thương hiệu Balmain đã đưa ra một dòng sản phẩm mới mang tên: Balmain 1945 Collection với con số 1945 để thể hiện ngày thương hiệu thời trang Balmain chính thức được thành lập. Sự nổi bật trong hoạ tiết chính là việc monogram được thể hiện giống như 1 mê cung với 2 tone màu trắng đen, thêu dệt trên vải jacquard.
Olivier Rousteing đã mời Kim Kardashian để thử bộ mẫu mới này ngay khi bộ sưu tập này được chính thức tung ra vì chị em nhà Kardashian vốn đã là những fan trung thành của thương hiệu Balmain dưới thời Olivier Rousteing.
Những bức ảnh được đăng trên Instagram, tuy với sự hãnh diện của Kim Kardashian khi được mặt trên mình những sản phẩm thương hiệu Balmain 1945 lại không tránh khỏi được vô vàn những than phiền về việc sao những thiết kế của Balmain lại có thể giống với Fendi và cả Givenchy như thế?
Điểm giống nhau giữa monogram của các thương hiệu lớn
Khi được hỏi đến trong các bài phỏng vấn thì nhà giám đốc sáng tạo Olivier Rousteing lại hoàn toàn không hề nhắc tới những lý do dẫn đến sự tương đồng ở sản phẩm monogram của nhà Fendi và thương hiệu Balmain. Để có một cái nhìn rõ ràng hơn, chúng ta phải hiểu được về sự hình thành và lịch sử của 2 thương hiệu này. Cả hai nhà cuối cùng đều có một điểm tương đồng xuất phát từ nhà thiết kế Karl Lagerfeld
Bậc thầy thiết kế Karl Lagerfeld khi còn trẻ từng giữ vị trí phụ tá của Pierre Balmain. Ông dành thời gian và công sức của mình cho thương hiệu này trong suốt 3 năm trước khi rời đi và chuyển đến nhà Fendi.
Được biết, Monogram đã được Karl Lagerfeld thiết kế cho Fendi từ năm 1965. Tuy nhiên không có thông tin nào hay tư liệu nào cho ta thấy Pierre Balmain là người lên ý tưởng cho Monogram của mình trước hay Karl mới là người tiền phong. Ngoài ra cũng không thể biết rõ được rằng liệu hai nhà thiết kế này đã từng có những cuộc thảo luận về những thiết kế dành cho monogram hay chưa. Nhưng tới bây giờ những nguồn thông tin này vẫn chưa được tìm ra hoặc có thể đã theo họ tới cuối cuộc đời.
Logo của Givenchy trong khi đó lại được nhà Paul Barnes lên ý tưởng từ năm 2003. Muộn hơn rất nhiều so với tuổi đời thiết kế monogram của thương hiệu Balmain và Fendi. Vì vậy Givenchy đúng hơn là đã sử dụng ý tưởng của Fendi và Balmain thay vì theo chiều ngược lại.
>> Xem thêm bài viết: Thương hiệu Chanel
>> Xem thêm bài viết: Thương hiệu Kenzo