Đăng ký thành công

Giải pháp gỡ rối khó khăn về mặt pháp lý của doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường

Thứ Năm, 27/05/2021, 13:51 1532 Views

Theo trường kinh doanh Harvard, mỗi năm trong số khoảng 30.000 sản phẩm mới ra mắt thị trường có khoảng 95% số đó thất bại. Tất nhiên, tỷ lệ thất bại này sẽ tùy thuộc theo từng ngành nghề khác nhau, trong đó ngành FMCG (sản phẩm tiêu dùng) chiếm tỷ lệ khoảng 70 – 80%. Vậy nên, việc ra mắt một sản phẩm hoặc tính năng mới thường là thời điểm “ngàn cân treo sợi tóc” của một doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp mới thành lập với số lượng sản phẩm hạn chế. Kế hoạch tung sản phẩm mới ra thị trường có thể là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp vươn lên đỉnh cao danh vọng, nhưng cũng đồng thời là một pha đầu tư mạo hiểm chứa nhiều rủi ro.

Để chiến dịch quảng bá sản phẩm ra thị trường thành công thì bước đầu tiên và quan trọng mà doanh nghiệp cần phải quan tâm đó chính là xử lý các vấn đề về pháp lý, đòi hỏi công ty cần phải đáp ứng đủ các điều kiện, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, từ sau khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực, rất nhiều thủ tục, giấy tờ thay đổi khiến cho nhiều doanh nghiệp bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình công bố sản phẩm. 

Dưới đây là một số khó khăn về mặt pháp lý khi doanh nghiệp ra mắt sản phẩm và giải pháp gỡ rối để doanh nghiệp có thể tham khảo cũng như chủ động xử lý.

Những khó khăn về mặt pháp lý khi đưa sản phẩm ra thị trường

Việc ra mắt sản phẩm mới đòi hỏi doanh nghiệp phải có kiến thức pháp luật vững vàng, nắm rõ các thủ tục liên quan để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như công sức. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có không ít doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, rắc rối về mặt pháp lý dẫn tới việc ra mắt sản phẩm chậm hơn dự kiến, thậm chí có nhiều trường hợp không thể công bố sản phẩm vì những vấn đề như:

– Chưa nắm quy trình thủ tục đưa sản phẩm mới ra thị trường

Để có thể tung ra thị trường một sản phẩm, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật đối với sản phẩm đó như: Giấy tờ đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với sản phẩm đưa ra thị trường, hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm,…

dua san pham ra thi truong
Doanh nghiệp thường thiếu kinh nghiệm thực tiễn khí làm thủ tục rra mắt sản phẩm

Tuy nhiên, từ việc chuẩn bị bộ chứng từ đạt chuẩn cho tới bước nộp và xác nhận cần tuân theo những quy trình rất chặt chẽ, nên sẽ không tránh khỏi việc phát sinh một vài khó khăn nhất định như:

Doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách pháp lý tự nghiên cứu để thực hiện việc chuẩn bị thủ tục nhưng do thiếu kinh nghiệm nên có thể gặp phải một số tình huống như: hồ sơ chuẩn bị không đầy đủ, sai sót phải làm đi làm lại nhiều lần gây tốn thời gian; nhân sự không nắm chắc quy trình thực hiện hoặc chi phí nên phát sinh nhiều công đoạn ngoài dự kiến dẫn tới chậm trễ … Để giảm thiểu rủi ro, thông thường người phụ trách cần phải có kinh nghiệm nhất định đối với việc đăng ký này cũng như thường xuyên cập nhật thông tin thay đổi về quy định của cơ quan chức năng.

Bên cạnh đó, có trường hợp doanh nghiệp không có nhiều nhân sự, họ chủ động thuê đơn vị trung gian khi muốn giải quyết vấn đề pháp lý để đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, giữa muôn vàn quảng cáo hiện nay, doanh nghiệp cần tỉnh táo để lựa chọn đơn vị uy tín, tránh tình trạng “ tiền mất, tật mang”. Bởi lẽ nhiều doanh nghiệp tư vấn tuy quảng cáo hiệu quả nhưng khi thực hiện sẽ có nhiều hạn chế như: giới hạn phạm vi hoạt động; đội ngũ nhân viên non trẻ, thiếu kinh nghiệm; phát sinh nhiều chi phí trong và sau khi hoàn thành công việc,… Do đó quyền lợi của doanh nghiệp không được đảm bảo ở mức tối đa, cũng như chậm trễ trong việc đưa sản phẩm ra thị trường.

– Khó khăn khi đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm

Mã số là một dãy số được sử dụng để phân định sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức. Trong khi đó, mã vạch chính là các dãy vạch đen trắng được xếp song song nhau, chúng kết hợp với mã số để có thể giúp máy quét đọc được thông tin của sản phẩm. Mã số mã vạch (viết tắt: MSMV) được dùng để nhận dạng tự động các đối tượng và vật phẩm, dịch vụ, tổ chức… theo cơ chế ấn định một mã (số hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã số đó dưới dạng mã vạch để thiết bị đọc (máy quét) có thể nhận biết được đối tượng đó một cách chính xác, nhanh chóng.

dang ky ma vach san pham
Quy trình đăng ký mã số mã vạch gặp nhiều khó khăn

Để có thể đưa sản phẩm ra thị trường thuận lợi theo đúng trình tự quy định của Pháp Luật, các doanh nghiệp cần phải tiến hành thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm của mình với cơ quan nhà nước là Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng (GS1 Việt Nam). Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch, doanh nghiệp, tổ chức mới tiến hành đưa mã số mã vạch in lên bao bì sản phẩm của mình để tung ra thị trường.

Thực chất quy trình đăng ký mã số mã vạch không quá phức tạp, nhưng trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp đã chán nản và từ bỏ việc tự mình thực hiện việc này, vì gặp phải một số khó khăn. 

Thứ nhất, hiện nay thị trường có rất nhiều loại mã vạch khác nhau theo tiêu chuẩn GS1 (UPC, EAN…) và mã vạch nội bộ. Nếu không được các chuyên gia tư vấn đăng ký mã vạch về những thông tin liên quan, doanh nghiệp sẽ không thể hiểu và lựa chọn được loại mã vạch phù hợp với nhu cầu và sản phẩm của mình. Điều này làm cho việc tự đăng ký sử dụng mã vạch bị kéo dài thời gian, kết quả đăng ký không đạt hiệu quả như mong muốn.

Thứ hai, doanh nghiệp thường gặp hạn chế trong việc thiếu kinh nghiệm, kiến thức về các quy định pháp luật hiện hành liên quan tới mã số mã vạch. Thậm chí, bản thân các quy định pháp luật về đăng ký mã vạch khá phức tạp, nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên tạo nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tìm hiểu, nắm bắt. Nên việc chuẩn bị hồ sơ và thủ tục thường dễ có sai sót, làm cho thời gian đăng ký mã số mã vạch kéo dài, tốn kém nhiều chi phí để sửa đổi và bổ sung theo yêu cầu.

Thứ ba, doanh nghiệp đồng thời thiếu kinh nghiệm làm việc với các cơ quan nhà nước khi đăng ký mã số mã vạch. Giữa quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng luôn có khoảng cách nhất định nên trên thực tế, nhiều doanh nghiệp khi đăng ký mã số mã vạch thường xuyên bị trả hồ sơ, bị từ chối tiếp nhận, bị giải quyết chậm trễ,… điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc ra mắt sản phẩm ra thị trường chậm hơn, cũng như làm tác động trực tiếp chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã đưa ra. Thậm chí, không chỉ với hàng hóa tự sản xuất, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối hàng hóa cũng gặp khó trong khâu tự đăng ký MSMV vì thiếu kinh nghiệm, dẫn tới việc hàng hóa có thể bị giữ tại cảng trong thời gian dài, ảnh hưởng tới cả chất lượng sản phẩm và kết quả kinh doanh. 

>>>>>>>>>>Xem thêm: Tư vấn đăng ký mã số mã vạch cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Giải pháp gỡ rối khó khăn pháp lý cho doanh nghiệp khi ra mắt sản phẩm

Khó khăn trong quá trình tiến hành các thủ tục pháp lý là điều khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, mọi chuyện đều có cách giải quyết nếu doanh nghiệp có thể tìm hiểu được cách làm, hướng đi đúng và lưu ý một vài điểm sau đây.

dua san pham ra mat thi truong
Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu rõ các quy định, thủ tục tại những kênh chính thống

Trường hợp nếu doanh nghiệp quyết định “tự thân vận động” trong việc giải quyết thủ tục, nên tìm hiểu kỹ các kiến thức liên quan tới quy trình thực hiện từ nguồn chính thống của nhà nước. Ví dụ như khi đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, bạn nên đọc và thực hiện theo đúng quy định của GS1 thông qua website chính thức tại đây. Thông tin cần có sẽ bao gồm danh sách loại chứng từ cần chuẩn bị, quy trình, thời gian, địa điểm nộp cũng như dự trù biểu phí đi kèm. Doanh nghiệp nên hạn chế tham khảo từ quá nhiều nguồn tư vấn trên mạng do khó kiểm định về tính chính xác của thông tin cũng như có thể rơi vào trường hợp các nguồn đó không cập nhật đầy đủ thay đổi trong quy định.

So với việc tự giải quyết vấn đề pháp lý khi đưa sản phẩm ra thị trường, giải pháp thuê bên trung gian sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức hơn nhưng cũng bao hàm những rủi ro nhất định. Để đảm bảo mình không bị thụ động trong quá trình hợp tác, doanh nghiệp nên tìm đến những đơn vị hỗ trợ thực sự uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động, đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và được nhiều khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. Trong quá trình hợp tác doanh nghiệp nên chủ động, thẳng thắn làm rõ các yêu cầu, điều khoản làm việc giữa hai bên, yêu cầu minh bạch chi phí trong cả quá trình xử lý, bao gồm cả những khoản dự trù có thể phát sinh. Ngoài ra, ở những bước đầu tìm hiểu bạn cũng nên chú ý tới thái độ hỗ trợ, tác phong làm việc để tỉnh táo lựa chọn đơn vị có dịch vụ phù hợp nhất dành cho mình.

Thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp khi cần ra mắt sản phẩm theo đúng quy định Nhà nước, dịch vụ pháp lý của iCheck ra đời với mục tiêu trở thành đơn vị hỗ trợ hiệu quả và chuyên nghiệp, giúp tối ưu chi phí, thời gian và công sức cho doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên viên với hơn 7 năm kinh nghiệm của iCheck đã tư vấn thành công cho hàng chục nghìn doanh nghiệp, đặc biệt được đánh giá là đơn vị uy tín và nhanh chóng số 1 trong dịch vụ hỗ trợ đăng ký mã số mã vạch.

tu van phap ly mien phi
Tổng đài tư vấn pháp lý miễn phí tại iCheck

 

Đối với dịch vụ đăng ký mã số mã vạch, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp giấy đăng ký kinh doanh bản sao, địa chỉ email, số điện thoại, tên sản phẩm dược muốn công bố; phía iCheck sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị các loại giấy tờ còn lại như: Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch, bản đăng ký danh mục sản phẩm. Hiện tại, iCheck đang là đối tác chính thức của GS1 Việt Nam – Trung tâm mã số mã vạch quốc gia, nên thông thường chỉ sau 1 ngày nộp hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nhận được mã số mã vạch tạm thời với chi phí hoàn toàn minh bạch và rõ ràng theo quy định nhà nước. Trường hợp nếu tự làm, đa số doanh nghiệp phải mất khoảng 2 – 4 tuần mới có thể nhận được mã.

Hiện tại, dịch vụ pháp lý cho việc công bố sản phẩm ra thị trường của iCheck bao gồm những hạng mục sau:

– Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm;

– Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm;

– Dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền tác giả;

– Dịch vụ công bố sản phẩm;

– Dịch vụ xin phép quảng cáo;

– Dịch vụ thông báo, đăng ký website;

– Dịch vụ về giấy chứng nhận ISO, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Kết luận

Dịch vụ pháp lý luôn là một trong những dịch vụ mũi nhọn của Công ty CP iCheck, được bảo chứng bằng chính số lượng khách hàng thành công mà chúng tôi đã tư vấn. Trong thời gian gần đây, iCheck đồng thời cho ra mắt “TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ”. Đây là kênh hỗ trợ tư vấn và giải đáp các vấn đề pháp lý có liên quan đến sản phẩm bởi đội ngũ tư vấn viên của iCheck.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua:

– Website: http://dichvuphaply.icheck.vn/

– Hotline: 0396.34.34.34

– Fanpage: https://www.facebook.com/ichecktuvanphaplydoanhnghiep

Call Now