Đăng ký thành công

Phần mềm DMS giúp doanh nghiệp tăng doanh thu

Thứ tư, 09/08/2023, 11:01 4360 Views
blank

Tăng doanh thu luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Tuỳ thuộc vào đặc điểm và lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có thể lựa chọn những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp sản xuất phân phối, sử dụng phần mềm DMS – hệ thống quản lý kênh phân phối sẽ là cách tăng doanh thu hiệu quả mà ít ai ngờ tới. Bằng cách phân tích cụ thể từng lợi ích thông qua những con số, iCheck hy vọng sẽ mang đến một góc nhìn cụ thể hơn về các giá trị mà một phần mềm DMS có thể mang đến cho doanh nghiệp.

DMS là gì? Có những chức năng nào?

DMS là chữ viết tắt của từ Distribution management system – quản lý hệ thống phân phối) là phần mềm quản lý doanh nghiệp giúp quản lý các hoạt động phân phối hàng hóa ra thị trường, diễn biến tại các kênh phân phối, bao gồm quản lý nhân viên thị trường, tự động hóa bán hàng, kiểm soát hàng tồn và các biến động ngoài thị trường, quản lý công nợ…

dms la gi he thong giup day nhanh qua trinh phan phoi hang hoa tren cac kenh

Một số tính năng thường thấy của một phần mềm DMS:

– Quản lý bán hàng

– Quản lý nhân viên bán hàng

– Quản lý lộ trình đi tuyến của nhân viên

– Quản lý tồn kho

– Quản lý trưng bày

Có những cách nào để tăng doanh thu cho doanh nghiệp?

Doanh thu bán hàng có thể hiểu là toàn bộ giá trị mà công ty/doanh nghiệp đạt được thông qua các hoạt động kinh doanh. Công thức tính doanh thu là

Tổng doanh thu = Số sản phẩm x Giá bán

Trong đó, Số sản phẩm có thể được tính bằng công thức

Số khách hàng tiềm năng x Tỷ lệ chốt x Số lượng mua x Tần suất quay lại

Vì vậy suy ra, để tăng doanh thu cho doanh nghiệp ta có thể thực hiện theo 1 trong 5 cách sau:

– Cách 1: Tăng số lượng khách hàng tiềm năng – Chiến lược phủ thị trường

– Cách 2: Tăng tỷ lệ chuyển đổi – Chiến lược gia tăng hiệu quả bán hàng

– Cách 3: Tăng số lượng mua/lần mua – chiến lược gia tăng upselling, cross-selling

– Cách 4: Tăng đơn giá bán – chiến lược tăng giá bán

– Cách 5: Tăng số lần quay lại mua hàng – chiến lược giữ khách hàng, duy trì lòng trung thành của khách hàng

6.6

DMS tác động tới doanh thu của doanh nghiệp như thế nào?

Trên thực tế, DMS là công cụ quản lý hệ thống phân phối (bao gồm các đối tác điểm bán, nhân viên) đã được xây dựng hoàn chỉnh của doanh nghiệp. Vì vậy, khó có thể nói DMS sẽ giúp tăng số lượng khách hàng tiềm năng (mà đối với các doanh nghiệp sản xuất có thể hiểu là đối tác phân phối như đại lý, cửa hàng bán lẻ).

Với các yếu tố là Số lượng mua và Giá bán: Đây là 2 yếu tố gần như không một công cụ vận hành bào có thể tác động. Ví dụ việc tăng số lượng mua sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán hàng cũng như kỹ năng bán hàng của nhân viên. Vì vậy chúng ta tạm thời bỏ qua sự tác động của DMS đối với 2 yếu tố này.

   Do DMS vốn là công cụ hỗ trợ vận hành cho doanh nghiệp, nên nhìn chung phần mềm này chỉ có thể tác động đến việc gia tăng sự hài lòng của khách hàng, thấu hiểu nhu cầu của họ từ đó nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và tỷ lệ quay lại mua hàng.

DMS giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của khách hàng hơn

Hệ thống DMS sẽ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng bằng cách kiểm soát các chương trình khuyến mãi, tổng hợp thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng, kiểm soát những chương trình bán hàng. Hệ thống DMS có tính năng quản lý đối tác ( đại lý, cửa hàng), ghi nhận số lượng đơn hàng, hàng tồn…

Tong quan

 

Nhà quản trị có thể dễ dàng xác định những điểm bán nào đang hoạt động hiệu quả, có doanh số cao trong hàng ngàn nhà phân phối. Từ đó đưa ra các chính sách phù hợp với nhu cầu của đại lý. Ví dụ dựa vào báo cáo số lượng đơn hàng của từng điểm bán, nhà quản trị xác định mức nhập hàng của từng điểm bán, với điểm bán có khả năng nhập số lượng sản phẩm lớn, thì đưa ra chính sách chiết khấu cao hơn. Đồng thời nhà quản trị xác định được mã sản phẩm nào đang tồn nhiều để có các biện pháp kích cầu. Chính việc này sẽ giúp, sale dễ dàng thuyết phục nhà phân phối/ đại lý/ cửa hàng nhập hàng của doanh nghiệp hơn.

DMS giúp tăng sự hài lòng của khách hàng

Đối với các doanh nghiệp phân phối sản phẩm dựa vào hệ thống đại lý và cửa hàng bán lẻ, thì nhân viên sale thị trường là “điểm chạm” quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ hài lòng của khách hàng. Với tính năng quản lý nhân viên, ghi nhận tần suất viếng thăm, tiến độ công việc, KPI … phần mềm DMS là công cụ giúp doanh nghiệp giám sát và đưa ra cách thức điều chỉnh hoạt động của nhân viên sale thị trường một cách kịp thời.

quan ly nhan vien

Ví dụ, dựa vào báo cáo tần số viếng thăm điểm bán, nhà quản trị xác định điểm bán nào đang có tần số viếng thăm “dày” dễ gây phiền phức cho đại lý; hoặc điểm bán nào đang ít được “quan tâm”. Nhờ vậy, nhà quản trị điều chỉnh lịch viếng thăm của sale để chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn.

quan ly ghe tham

Một số phần mềm DMS tiên tiến như iCheck, sẽ có thêm tính năng mua hàng và phản hồi trực tiếp với nhà cung ứng. Điều này giúp nhà phân phối, mua hàng thuận tiện và nhanh chóng hơn. Hệ thống đặt hàng tự động sẽ bao gồm quy trình đặt hàng, cung ứng hàng hóa từ doanh nghiệp đến nhà phân phối giúp loại bỏ các phương thức thủ công và tiết kiệm thời gian kinh doanh cũng như giảm thiểu rủi ro sai sót về số liệu. Trong khi đó chức năng phản hồi trực tiếp, cho phép chủ cửa hàng/ đại lý trao đổi ý kiến với nhà cung cấp về vấn đề phát sinh trên từng đơn hàng. Việc này giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận khách hàng, kịp thời giải quyết khó khăn cho khách, không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Đặc biệt với iCheck DMS, nhà phân phối/ đại lý/ cửa hàng sẽ có ứng dụng riêng để cập nhật thông tin kịp thời về sản phẩm và các chương trình khuyến mãi hiện hành của nhà cung ứng. Điều này sẽ nhà phân phối/ đại lý/ cửa hàng không bỏ lỡ các chương trình ưu đãi của doanh nghiệp, còn doanh nghiệp có kênh truyền thông để triển khai các chương trình upselling, cross-selling.

Tạm kết

Khi tìm hiểu về vai trò, lợi ích của DMS, doanh nghiệp thường gặp những phát biểu dạng như “DMS sẽ giúp doanh nghiệp tăng 20% doanh thu”, “DMS sẽ giúp doanh nghiệp giảm 30% chi phí”… Tuy nhiên đa phần các phát biểu thường không đề cập cụ thể đến cách để một hệ thống DMS có thể giúp doanh nghiệp đạt được điều đó. Như đã phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tăng doanh thu, có thể nói rằng, DMS có thể hỗ trợ doanh nghiệp tăng doanh thu bằng cách nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng, sự thấu hiểu khách hàng.

Từ quan điểm của đơn vị đã đồng hành với hơn 20,000 doanh nghiệp, iCheck cho rằng một nhà quản lý giỏi nhất định phải bắt kịp xu thế sử dụng phần mềm DMS và ứng dụng công cụ này hiệu quả để tăng doanh thu. Doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ hotline 0902 195 488 – 0974 195 488 hoặc đăng ký để được tư vấn miễn phí!

blank