Mã EAN là gì, công dụng của mã EAN trong kinh doanh?
Trên mỗi sản phẩm, hàng hóa được bày bán trên thị trường hiện nay đều có một mã số mã vạch riêng. Đây được biết tới là mã vạch EAN, chúng được thiết lập phổ biến nhất trong số tất cả các dòng mã vạch tiêu chuẩn GS1. Vậy để hiểu rõ hơn mã EAN là gì? Có những loại mã EAN nào? Công dụng của mã ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây.
>>Tham khảo các Dịch vụ & Giải pháp của iCheck:
Giải pháp Qr code siêu liên kết
Giải pháp Minh bạch thông tin bằng Barcode
Mã EAN là gì?
EAN được viết tắt của từ European Article Number, đây là số nhận dạng duy nhất gọi là mã vạch, sử dụng để xác định các sản phẩm của các doanh nghiệp được bày bán tại các hệ thống cửa hàng phân phối. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa mã EAN với UPC, tuy nhiên cả hai đều thuộc mã số thương phẩm toàn cầu GTIN, nhưng điểm khác biệt ở đây là mã UPC chỉ có 12 số và chủ yếu được sử dụng tại Canada và Hoa Kỳ, còn EAN có loại 8 số và 13 số, được ứng dụng trên toàn thế giới.
Có mấy loại mã EAN?
Mã EAN chính là mã số mã vạch mà chúng ta vẫn hay thấy trên mỗi sản phẩm khi đi mua hàng. Có hai loại mã EAN được sử dụng phổ biến trên thế giới là mã EAN 13 và mã EAN 8, đây cũng là lựa chọn của phần đông doanh nghiệp Việt khi có nhu cầu đăng ký mã vạch cho sản phẩm.
Mã EAN 13
Mã EAN 13 hay DUN -13 là loại mã dùng để đánh số sản phẩm, chúng thuộc quyền quản lý lý của hệ thống đánh số sản phẩm châu u, ngày nay là EAN-UCC. Trước đây ở Mỹ người ta sử dụng một hệ thống đánh số sản phẩm cùng nguyên lý như EAN nhưng chỉ có 12 hoặc 8 số, gọi là Mã sản phẩm chung. Nhưng kể từ tháng 1 năm 2005, người Mỹ đã chuyển sang sử dụng EAN.
Gọi là EAN-13 vì trong chuỗi mã hóa của nó có đúng 13 số, trong đó số cuối cùng là số kiểm tra.
Đặc trưng của mã EAN
Mã EAN được cấu thành bởi 4 nhóm: Mã quốc gia, mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và mã quốc gia.
Mã quốc gia: EAN-13 sử dụng 2 (hoặc 3) ký tự đầu tiên làm mã quốc gia. Các số này không thay đổi theo từng quốc gia và do tổ chức EAN quốc tế quy định. Trên thực tế, các loại mã vạch thuộc UPC trên thực tế là một tập con của EAN-13. Các máy quét đọc được các mã vạch EAN có thể đọc rất tốt các mã vạch UPC. Tuy nhiên, các máy quét UPC không nhất thiết phải đọc được các mã vạch EAN.
Mã doanh nghiệp: mã doanh nghiệp sẽ có năm (nếu có 2 số chỉ mã quốc gia) hoặc bốn (nếu có 3 số chỉ mã quốc gia) chữ số tiếp theo chỉ mã của nhà sản xuất. Các số này do tổ chức EAN tại quốc gia mà mã EAN được in cấp cho nhà sản xuất với một lệ phí nhỏ.
Mã sản phẩm: Năm số tiếp theo đó là mã sản phẩm của nhà sản xuất, do nhà sản xuất tự điều chỉnh. Thông thường để dễ quản lý, người ta hay đánh mã sản phẩm từ 00000 đến 99999. Như vậy có thể có tới 100.000 chủng loại sản phẩm khác nhau đối với một nhà sản xuất.
Số kiểm tra: Số cuối cùng là số kiểm tra, phụ thuộc vào 12 số trước nó.
Quy tắc tính số kiểm tra
Số kiểm tra là số thứ 13 của EAN-13. Nó không phải là một số tùy ý mà phụ thuộc vào 12 số đứng trước đó và được tính theo quy tắc sau:
– Lấy tổng tất cả các số ở vị trí lẻ (1,3,5,7,9,11) được một số A.
– Lấy tổng tất cả các số ở vị trí chẵn (2,4,6,8,10,12). Tổng này nhân với 3 được một số (B).
– Lấy tổng của A và B được số A+B.
Lấy phần dư trong phép chia của A+B cho 10, gọi là số x. Nếu số dư này bằng 0 thì số kiểm tra bằng 0, nếu nó khác 0 thì số kiểm tra là phần bù (10-x) của số dư đó.
Số kiểm tra được thêm vào cuối chuỗi số có 12 chữ số ban đầu tạo ra chuỗi số EAN-13 có 13 chữ số. Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất mã vạch, số này đã được thêm vào cuối chuỗi, nhưng các phần mềm in ấn mã vạch nên có phần kiểm tra lại số này trước khi in, nhằm tránh các sai lầm do sai sót dữ liệu.
Xem thêm: Có những loại mã số mã vạch nào?
Mã EAN 8
EAN-8 cũng là một loại mã EAN, gọi là EAN-8 vì trong chuỗi mã hóa của nó có đúng 8 số, trong đó số cuối cùng cũng là số kiểm tra.
EAN-8 là phiên bản EAN tương đương của UPC-E trong ý nghĩa cung cấp một mã vạch có chiều rộng “ngắn” để sử dụng trên các loại bao bì hàng hóa nhỏ như bao thuốc lá chẳng hạn.
Nếu như giữa mã EAN 13 và UPC – A có sự chuyển đổi tương thích thì EAN 8 không thể là điều đó, bởi:
Về hình thức, với cùng một mật độ in thì mã vạch do EAN-8 tạo ra dài hơn một chút so với mã vạch do UPC tạo ra.
Về mặt mã hóa, EAN-8 mã hóa rõ ràng cả tám số còn UPC chỉ mã hóa rõ ràng 6 số.
Chuỗi 8 số của EAN-8 được các tổ chức có thẩm quyền về mã vạch cung cấp trực tiếp. Điều này có một ưu thế là bất kỳ công ty nào cũng có thể yêu cầu cung cấp bộ mã EAN-8 không phụ thuộc vào mã nhà sản xuất hay mã sản phẩm theo EAN-13.
Mặt khuyết điểm của nó là các chuỗi số EAN-8 phải được lưu trữ trong mỗi cơ sở dữ liệu như là các mã sản phẩm riêng biệt bởi vì không có một phương thức nào để chuyển chuỗi số EAN-8 thành chuỗi số EAN-13 tương đương.
EAN-8 được mã hóa bằng cách sử dụng 3 bộ ký tự của EAN-13. EAN-8 cũng có số kiểm tra được tính theo cùng cách thức như của EAN-13.
Công dụng của mã EAN
Mã EAN được sử dụng ở những nơi mà các đồ vật cần phải đánh số với các thông tin liên quan để các máy tính có thể xử lý. Thay vì việc phải đánh một chuỗi dữ liệu vào phần nhập liệu của máy tính thì người thao tác chỉ cần truy xuất mã vạch cho thiết bị đọc mã vạch.
Chúng cũng làm việc tốt trong điều kiện tự động hóa hoàn toàn, chẳng hạn như trong luân chuyển hành lý ở các sân bay. Các dữ liệu chứa trong mã EAN thay đổi tùy theo ứng dụng. Trong trường hợp đơn giản nhất là một chuỗi số định danh được sử dụng như là chỉ mục trong cơ sở dữ liệu trong đó toàn bộ các thông tin khác được lưu trữ. Các mã EAN-13 và UPC tìm thấy phổ biến trên hàng bán lẻ làm việc theo phương thức này.
Trong các trường hợp khác, mã EAN chứa toàn bộ thông tin về sản phẩm, mà không cần cơ sở dữ liệu ngoài nên nó phát huy tối ưu công dụng trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa, cụ thể:
– Phục vụ tốt cho phương thức bán hàng theo hình thức tự chọn. Thông qua hệ thống này máy quét có thể dễ dàng nhận dạng hàng hóa , giá cả để thanh toán , làm hóa đơn phục vụ khách hàng và quản lí hệ thống bán hàng , tiết kiệm nhân lực , thời gian, thuận tiện và đảm bảo độ chính xác cao, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
– Phục vụ cho công tác kiểm đếm, thống kê bán hàng một cách nhanh chóng thuận tiện, chính xác thông qua hệ thống máy quét.
– Phục vụ cho hoạt động kiểm soát, kiểm đếm tự động trong giao nhận, vận chuyển hàng hóa , đặc biệt là vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng container được mã hóa bằng mã vạch, mã số.
– Thông qua mã EAN có thể biết được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa
– Về phía nhà sản xuất, nếu họ biết chắc rằng ở bất kỳ góc nào trên thế giới mọi người đều có thể nhận ra sản phẩm của mình thì họ cũng có trách nhiệm hơn khi sản xuất.
Đăng ký MSMV sản phẩm ở đâu?
Hiện nay, để đăng ký mã số mã vạch doanh nghiệp có thể lựa chọn theo một trong hai hình thức là đăng ký trực tiếp tại Viện Tiêu Chuẩn Chất Lượng Việt Nam, hoặc tìm đến các dịch vụ hỗ trợ đăng ký nhanh chóng và đơn giản hơn.
Tuy nhiên, với cách thức trực tiếp thường đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị nhiều thủ tục rườm rà, tốn nhiều thời gian, công sức để đến trực tiếp Viện Tiêu Chuẩn Chất Lượng Việt Nam để thực hiện. Nếu không có kinh nghiệm rất dễ gặp sai sót, càng tốn nhiều thời gian và công sức xử lý.
Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể tham khảo các dịch vụ hỗ trợ đăng ký mã số mã vạch tại những địa chỉ uy tín. Một trong số đó phải kể đến iCheck, đây là một tập đoàn công nghệ mang tầm khu vực cung cấp giải pháp số hoá sản phẩm, dịch vụ tận dụng mã QR Code, Barcode trên bao bì sản phẩm. Đồng thời, với dịch vụ pháp lý tại iCheck còn hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch để có được những bước đi đầu tiên vững chắc hơn.
Với dịch vụ đăng ký MSMV tại iCheck, doanh nghiệp sẽ nhận được mã trong 1 ngày làm việc. Icheck sẽ giúp doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục đăng ký lấy mã vạch. Sau khi các bạn đã đồng ý với các thức làm việc tại đây, iCheck sẽ tiến hành soạn hồ sơ làm mã vạch theo đúng tiêu chuẩn GS1.
Kết luận
Với những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp mọi người hiểu rõ hơn mã EAN là gì? Các loại mã EAN cho đến công dụng của nó. Qua đó có thể thấy, mã EAN nói riêng và mã số mã vạch nói chung đã dần ngày càng trở nên phổ biến, thông dụng với người dân Việt Nam. Mặc dù vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót nhất định trong quá trình ứng dụng những những lợi ích mà các loại mã này đem lại là không thể phủ nhận. Vậy nên, nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm của mình, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với iCheck để được hỗ trợ chu đáo nhất.