Ngày Quyền người tiêu dùng – Doanh nghiệp cần biết gì để bảo vệ quyền người tiêu dùng
Tiêu dùng an toàn không chỉ là quyền của người tiêu mà còn là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, là tiêu chí để đánh giá sự phát triển của nền kinh tế và sự văn minh của xã hội. Nhằm hưởng ứng chủ đề “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới” của Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương phát hành Bộ tài liệu “Hướng dẫn tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”. Bộ tài liệu với nội dung trọng tâm là Thông điệp 3A, bao gồm: An toàn lựa chọn – An toàn thanh toán – An toàn sử dụng.
Trong đó doanh nghiệp có thể hỗ trợ người tiêu dùng – khách hàng của doanh nghiệp bằng cách Minh bạch thông tin, cụ thể:
– Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về doanh nghiệp; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá; các tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng lựa chọn mua trong quá trình giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và theo yêu cầu của người tiêu dùng.
– Khi thanh toán, cần cung cấp bằng chứng giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, cụ thể: Cung cấp cho người tiêu dùng hóa đơn hoặc chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của người tiêu dùng. Trường hợp giao dịch bằng phương tiện điện tử thì doanh nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện cho người tiêu dùng truy nhập, tải, lưu giữ và in hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch giữa các bên.
– Thực hiện trách nhiệm bảo đảm an toàn, bảo vệ bí mật thông tin của người tiêu dùng khi người tiêu dùng tham gia giao dịch theo quy định pháp luật
– Cung cấp một cách đầy đủ, chính xác cho người tiêu dùng các thông tin như: các điều khoản và điều kiện, chính sách về giao hàng hóa (nếu hàng hóa mua ược giao); thông tin về các loại chi phí khác có liên quan (nếu có); chính sách và điều kiện bảo hành; hướng dẫn sử dụng hàng hóa; điều kiện ược hưởng khuyến mại khác (nếu có); chính sách trả hàng và hoàn tiền của doanh nghiệp;…
– Trường hợp phải thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng thì doanh nghiệp có trách nhiệm: Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng
– Sử dụng thông tin phù hợp với mục ích ã thông báo với người tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng ý
– Bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng.
– Tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin đó không chính xác
– Chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Ngoài ra doanh nghiệp cũng nên tham khảo 1 số khuyến nghị khác trong bản hướng dẫn này để hỗ trợ khách hàng của mình. Đồng thời iCheck sẽ tiếp tục đồn hành cùng doanh nghiệp để nâng cao tinh công khai minh bạch về thông tin sản phẩm, thông qua nền tảng ứng dụng iCheck Scanner và các giải pháp chuyển đổi số.