Nông sản Việt khó vào siêu thị vì thiếu mã số mã vạch
Nghịch lý: mua nông sản ngoại nhập giá cao trong siêu thị Việt
Lượng hàng nông sản thâm nhập vào hệ thống các siêu thị hiện nay rất khiêm tốn. Việt Nam có nho và chẳng ai không biết tới nho Ninh Thuận. Việt Nam cũng không hề thiếu xoài hay nhãn. Các tỉnh phía Nam là quê hương của các loại trái cây ngon nổi tiếng được nhiều khách hàng trên thế giới ưa chuộng. Và nữa, vải thiều chắc chắn chỉ ở Việt Nam mới có. Hải Dương và Bắc Giang là những vùng đất đắc địa tạo nên loại đặc sản rất riêng cho Việt Nam.
Vậy nhưng nghịch lý ở chỗ, người Việt Nam đang phải mua các loại hàng nông sản nhập ngoại với giá rất cao tại hệ thống các siêu thị. Một kg nho Mỹ được bày bán trong siêu thị có giá lên tới 300.000 đồng. Một, hai lạng quả cherry nhập từ Úc có giá niêm yết trong siêu thị lên tới 60.000- 70.000 đồng/lạng, tương đương 600.000 – 700.000 đồng/kg.
Tương tự, táo Mỹ, xoài Thái Lan cũng có giá cắt cổ, trong khi đây đều là những loại quả mà Việt Nam không thiếu (ngoại trừ quả cherry, táo). Và câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại tồn tại nghịch lý này, trong khi người nông dân trồng dưa hấu, vải, đang phải vật lộn vì giá thành quá rẻ mạt, thì người tiêu dùng lại phải mua những hoa quả nhập ngoại với giá đắt gấp hàng chục lần tại các siêu thị.
Một yếu tố quan trọng khác khiến việc đưa nông sản Việt vào siêu thị trở nên khó khăn, đó là người nông dân, nhà sản xuất chưa kiểm soát, đảm bảo được chất lượng hàng hóa của mình để đạt tiêu chuẩn đưa vào siêu thị. Trên thực tế, nhiều nông sản được làm ra hiện nay chưa đảm bảo vệ sinh, chưa có bao bì, mã vạch sản phẩm cũng như thiếu các chứng nhận về an toàn thực phẩm…
Để đưa các mặt hàng này vào siêu thị, trước hết, nhà sản xuất phải tuân thủ đúng các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng hóa đã được qua kiểm duyệt; cũng như các tiêu chuẩn về mẫu mã, bao bì, đóng gói.
Không đưa được nông sản vào siêu thị cũng là một trong những tác nhân gây ứ đọng hàng hóa. Hàng năm hay diễn ra các chiến dịch “cứu nông sản” là vì vậy.
Thay đổi thế nào để cải thiện tình trạng nghịch lý?
Muốn khơi thông mối ách tắc trong việc đưa hàng nông sản vào các kênh phân phối lớn, hệ thống siêu thị hiện đại, phía nhà sản xuất, bà con nông dân cũng cần phải loại bỏ tư duy làm ăn manh mún hiện nay, đó là hễ thấy thương lái trả giá cao hơn là sẵn sàng hủy hợp đồng với các nhà phân phối. Chính tư duy nhỏ nhặt này là nguyên nhân hủy hoại sự kết nối, liên kết giữa nhà phân phối và nhà sản xuất, mà nếu còn tồn tại thì sẽ khó có thể hình thành một thị trường nông sản phát triển lớn mạnh, bền vững.
Về phía nhà sản xuất phải có sự đồng thuận trong việc kết nối từ nhà sản xuất đến đơn vị phân phối của siêu thị, trung tâm thương mại. Mỗi sản phẩm khi vào siêu thị phải đáp ứng đủ các quy chuẩn, điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ (bao bì đóng gói, mẫu mã, mã số mã vạch.
Chúng ta không thể chỉ đơn giản bẻ quả vải trên cây xếp vào sọt, để lên xe rồi đưa vào hệ thống phân phối mà phải hoàn thiện đủ các khâu. Để làm sao khi vào hệ thống phân phối, hàng hóa đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng sản phẩm và giá thành hợp lý.
Đơn vị đăng ký mã số mã vạch cho nông sản
Trong ngành nông nghiệp rộng lớn thì các sản phẩm chính thống gần như đều đăng ký sử dụng mã số mã vạch để kiểm tra và truy xuất nguồn gốc sản phẩm Đặc biệt, nếu muốn đưa sản phẩm vào các kênh bán lẻ, hệ thống siêu thị thì gần như được yêu cầu phải sản phẩm phải gắn mã số mã vạch.
Các sản phẩm như nông sản chế biến đóng gói, thủy hải sản chế biến đóng gói, rau củ quả chế biến đóng gói, nông sản hạt …đều cần có mã vạch mới có thể bước chân vào siêu thị.
Lợi ích khi đăng ký mã số mã vạch cho nông sản
- Phục vụ bán hàng tự động
- Phục vụ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
- Phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
- Phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm nông nghiệp tại iCheck
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập;
- Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định;
- Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam theo mẫu quy định;
- Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch (MSMV) (theo mẫu quy định);
- Giấy ủy quyền.
iCheck sẽ thực hiện
- Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc xin cấp MSMV và việc sử dụng MSMV tại Việt Nam.
- Nghiên cứu và xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp
- Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ xin Cấp MSMV để tiến hành đăng ký tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Đại diện doanh nghiệp, nộp hồ sơ và đóng phí công bố tại Cơ quan cấp MSMV.
- Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, ra Mã số;
Mọi thắc mắc liên quan tới dịch đăng ký mã vạch cho nông sản vụ quý khách hàng có thể liên hệ hotline 090.219.5488 để được tư vấn và giải đáp