Đăng ký thành công

Quy định về việc thu hồi và xử lý nông lâm sản không đảm bảo

Thứ năm, 10/01/2019, 15:22 1351 Views
blank

Rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở hay hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thực phẩm một cách “ bừa bãi”, tràn lan mà không chú trọng đến các quy định do Nhà nước đề ra khiến việc kinh doanh chịu tổn thất không nhỏ. Dưới đây là một số quy định đặt ra đối với việc thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn:

Điều 6. Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc

1. Cơ sở phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc theo nguyên tắc một bước trước – một bước sau để bảo đảm khả năng nhận diện, truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm.

2. Thông qua các hệ thống truy xuất nguồn gốc, cơ sở phải đưa ra thông tin cần xác định đã được lưu giữ về cơ sở cung cấp nguyên liệu và cơ sở tiếp nhận sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất của cơ sở.

3. Sản phẩm sau mỗi công đoạn phải được dán nhãn hoặc được định dạng bằng một phương thức thích hợp để dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

Điều 7. Yêu cầu truy xuất nguồn gốc

1. Hệ thống truy xuất nguồn gốc của cơ sở phải được thiết lập và thực hiện bảo đảm các yêu cầu nêu tại Mục 1, 2, 3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm nông lâm sản do cơ sở thực hiện trong các trường hợp như sau:

a) Khi cơ quan kiểm tra, giám sát yêu cầu;

b) Khi cơ sở phát hiện thực phẩm do chính cơ sở sản xuất kinh doanh không bảo đảm an toàn.

Điều 8. Thu hồi thực phẩm nông lâm sản

1. Cơ sở quy định tại Điều 2 Thông tư này phải thiết lập thủ tục thu hồi lô hàng giao bảo đảm các yêu cầu nêu tại Mục 4 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này.

2. Các hình thức thu hồi thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn:

a) Thu hồi tự nguyện do cơ sở tự thực hiện.

b) Thu hồi bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra.

Thu hồi thực phẩm nông lâm sản

3. Cơ sở phải thực hiện việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra trong các trường hợp sau:

a) Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn lưu thông, bán trên thị trường.

b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

c) Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành.

d) Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh làm sản phẩm không đảm bảo an toàn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

e) Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc có chứa tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định.

Điều 9. Hình thức xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

1. Khắc phục lỗi ghi nhãn: áp dụng đối với trường hợp sản phẩm ghi nhãn chưa theo quy định.

2. Chuyển mục đích sử dụng: áp dụng đối với những trường hợp thực phẩm hết hạn sử dụng, không phù hợp với mục đích sử dụng ban đầu nhưng không có nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm.  

3. Tái xuất: áp dụng đối với các trường hợp thực phẩm nhập khẩu không đảm bảo an toàn; thực phẩm nhập khẩu hết hạn sử dụng; thực phẩm chưa được phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Tiêu hủy: áp dụng đối với thực phẩm bị biến chất, thiu, thối; thực phẩm sử dụng chất phụ gia hoặc chất hỗ trợ chế biến vượt quá mức giới hạn cho phép; thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc bị cấm sử dụng, hóa chất không rõ nguồn gốc; thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Việc tiêu hủy thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn phải theo quy định của pháp luật và phải được cơ quan kiểm tra về an toàn thực phẩm, chính quyền địa phương kiểm tra, xác nhận kết quả tiêu hủy.

Hình thức xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Điều 10. Thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý nông lâm sản mất an toàn thực phẩm

1. Khi phát hiện thực phẩm nông lâm sản mất an toàn, cơ sở tổ chức thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm sản mất an toàn theo quy định tại Mục 3 Phụ lục kèm theo Thông tư này.

2. Trong trường hợp cơ quan kiểm tra phát hiện hoặc nhận được thông tin cảnh báo của nước nhập khẩu và từ các nguồn thông tin khác về thực phẩm mất an toàn, cơ quan kiểm tra theo phân công tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư này xử lý thông tin, thông báo cho cơ sở yêu cầu truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm mất an toàn. Văn bản thông báo bao gồm các thông tin sau:

a) Tên cơ sở chịu trách nhiệm truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý sản phẩm;

b) Thông tin nhận diện lô hàng phải thực hiện truy xuất nguồn gốc (chủng loại; mã số nhận diện lô hàng; khối lượng; ngày sản xuất; tên cơ sở sản xuất, kinh doanh – nếu có);

c) Lý do phải thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và biện pháp xử lý đối với sản phẩm thu hồi (nếu có);

d) Phạm vi và thời hạn phải thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi sản phẩm và xử lý sản phẩm thu hồi (nếu có);

e) Cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra việc truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm mất an toàn.

3. Sau khi nhận được văn bản thông báo của cơ quan kiểm tra, cơ sở phải triển khai việc truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý sản phẩm theo quy định tại Mục 3, Mục 4.2 Phụ lục kèm theo Thông tư này.

4. Cơ quan kiểm tra theo phân công tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư này tổ chức kiểm tra việc thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi, xử lý sản phẩm mất an toàn và hỗ trợ cơ sở khi cần thiết

blank