Thị trường bánh mứt tết Nguyên Đán 2019: Loạn
Đủ mọi bệnh tật chỉ vì ăn phải mứt, bánh kẹo Trung Quốc
Vẫn như mọi năm, thị trường bánh kẹo Tết Nguyên đán năm nay vẫn ở mức khiêm tốn, các doanh nghiệp bánh kẹo “nội” không có nhiều sản phẩm mới, tuy nhiên, thị trường bánh kẹo trôi nổi lại phong phú về chủng loại, sản phẩm khác nhau.
Trên phố Hàng Buồm (Hoàn Kiếm), Trương Định (Hai Bà Trưng) và các chợ nhỏ, tiểu thương bày bán các sản phẩm mứt theo cân không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ, không hạn sử dụng.
Các loại mứt tại đây rẻ hơn rất nhiều so với mứt đóng hộp chính thống, đóng gói bày bán ở các siêu thị, cửa hàng lớn. Cụ thể, các tiểu thương trên chợ Đồng Xuân đang bán rất nhiều các sản phẩm mứt khô, mứt sấy “3 không” theo cân có giá từ 60.000 – 80.000 đồng/kg.
Cá biệt, một số loại mứt được người bán giới thiệu là hàng nhập khẩu với chữ Trung Quốc, chữ Hàn Quốc có giá từ 110.000 – 140.000 đồng/kg. Nếu mua sỉ, giá sẽ còn rẻ hơn nữa.
Với tình trạng tràn lan các sản phẩm nội, ngoại nhập cũng như sự thiếu hụt tem mác, thông tin từ các loại sản phẩm khiến người tiêu dùng băn khoăn không thể phân biệt được đâu mới là hàng đảm bảo chất lượng.
Mới đây, báo chí đã đưa tin về sự việc bắt giữ hàng tấn bánh kẹo, mứt khô Trung Quốc (Hà Nội) giả nhãn mác Thái Lan, Hàn Quốc. Hơn 1 tấn hàng được chủ hàng khai nhận mua với giá hơn 30 triệu đồng nhưng bán ra thị trường với giá cao gấp nhiều lần.
Lợi dụng tâm lý khách hàng thích bánh kẹo ngoại, một số đối tượng đã đặt hàng bên kia bên giới các sản phẩm ghi sai nguồn gốc, xuất xứ để đánh lừa người tiêu dùng.
Tiếp tay cho gian thương là một bộ phận người tiêu dùng chấp nhận mua hàng không đạt tiêu chuẩn miễn là rẻ. Các chủ buôn mứt lớn tại La Phù đã quen với việc nhập lậu hàng Trung Quốc không hóa đơn, chứng từ. Rất đáng lo khi trong số hàng mứt đó có nhiều loại chứa chất độc đã bị cấm lưu hành.
Điều đáng lo ngại với các mặt hàng mứt, bánh kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ tràn lan dịp cận Tết không chỉ ở việc chế biến không đảm bảo vệ sinh mà cả việc sử dụng các loại chất hóa học, phẩm màu độc hại không được kiểm soát. Thực tế đã có rất nhiều vụ ngộ độc xảy ra do thực phẩm sử dụng các phụ gia độc hại.
Bánh kẹo, mứt, hạt dưa kém chất lượng có thể chứa nhiều các chất độc hại như: Chất Rhodamine B là hóa chất phẩm màu chỉ sử dụng để nhuộm, cấm dùng trong thực phẩm vì chúng gây hại cho gan, thận, có thể dẫn đến ung thư; chất phụ gia tạo màu gây bệnh béo phì, tiểu đường, các vấn đề về não, ung thư; hay chất tạo ngọt nhân tạo aspartame có thể gây chán nản, kiệt quệ các tế bào não…
Đặc biệt phẩm màu công nghiệp vẫn được dùng khá phổ biến trong một số thực phẩm dành cho trẻ em như bánh kẹo, thạch… dễ gây ra ngộ độc. Đáng lo ngại là bằng mắt thường không thể phát hiện phẩm màu trong bánh kẹo là phẩm màu công nghiệp hay phẩm màu tự nhiên.
Một số lưu ý khi mua bánh kẹo, mứt dịp Tết
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo, người tiêu dùng cũng cần hết sức thận trọng với các loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe.
Xem thêm: 10 lời khuyên Vàng để mua sắm Tết an toàn và tiết kiệm
Đặc biệt, người dân nên chọn mua các sản phẩm bánh kẹo, mứt đã được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (xem trên nhãn mác); lựa chọn các sản phẩm bánh kẹo của các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; quan sát kỹ thông tin trên bao bì bánh kẹo như: Nơi sản xuất, ngày sản xuất, ngày hết hạn, thành phần, cách bảo quản sản phẩm… Đặc biệt khi mua giỏ quà cần chú ý chất lượng bánh kẹo bên trong, nên tự chọn bánh kẹo rồi nhờ chủ quán xếp thành giỏ quà.
Các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo mứt tết cũng nên đăng ký mã vạch sản phẩm và các dịch vụ truy xuất thông tin. Một phần có thể hỗ trợ các doanh nghiệp có thêm công cụ quản lý, phân loại, theo dõi đường đi của hàng hóa trên thị trường. Một phần giúp người tiêu dùng có dấu hiệu nhận diện sản phẩm chính hãng của công ty.
Hiện nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp này cho sản phẩm của mình. Người tiêu dùng có thể dựa vào đây để tra cứu mã số mã vạch, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, biết thêm các thông tin liên quan đến sản phẩm như:
- Tên đầy đủ của sản phẩm
- Giá cả niêm yết
- Hình ảnh hiển thị nhận biết của sản phẩm
- Chủng loại sản phẩm (màu sắc, mã màu, mã số sản phẩm)
- Tên công ty / thương hiệu
- Địa chỉ quốc gia, công ty sản xuất
- Thành phần sản phẩm
- Danh mục các sản phẩm liên quan
- Review của khách hàng về sản phẩm đó
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng…
Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, người tiêu dùng có thêm sự thận trọng khi đi mua sắm bánh kẹo, mứt…cho gia đình mình. Chúc bạn và gia đình đón một cái Tết vui vẻ và ấm áp.