Toàn bộ thủ tục, quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Canada
Hỏi: Từ lâu tôi đã muốn mở rộng thị trường của mình sang Canada, nhưng vẫn đang khucxs mắc ở đoạn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, ai có kinh nghiệm tư vấn cho mình với. Xin cảm ơn!
Trả lời
Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tại Canada
Hiện nay, để đăng khi nhãn hiệu tại Canada, các cá nhân tổ chức nước ngoài phải thực hiện đăng ký tại văn phòng sở hữu trí tuệ Canada – CIPO (the Canadian Intellectual Property Office) mà không thể thông qua hệ thống Madrit do Canada không phải là thành viên của hệ thống này.
Cách thức nộp đơn: các cá nhân tổ chức có thể nộp đơn đăng ký trực tiếp tại CIPO hoặc thông qua ứng dụng điện tử online.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Bản mô tả nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền có người khác tiến hành đăng ký nhãn hiệu.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại CIPO:
Xem xét hình thức đơn:
Trong giai đoạn này cơ quan nhãn hiệu Canada sẽ xem xét về mặt hình thức của đơn đăng ký: nếu đơn đăng ký đầy đủ, chính xác, hợp lệ và nộp đủ chi phí nộp đơn thì trong vòng 05 ngày (đối với nộp đơn online) hoặc 10 ngày (đối với nộp đơn trực tiếp) kể từ ngày nộp đơn cơ quan đăng ký nhãn hiệu sẽ gửi giấy xác nhận đã nộp đơn (a formal filing acknowledgement).
Xem thêm: Mã vạch hai chiều là gì? So sánh mã vạch một chiều và hai chiều
Thẩm định đơn:
Trong giai đoạn này, thẩm định viên sẽ tiến hành xem xét và ra quyết định đơn đăng ký nhãn hiệu có được chấp nhận hay không. Nếu có bất kì sự thiếu sót hoặc không chắc chắn về việc chấp nhận đơn thì thẩm định viên sẽ ra thông báo từ chối để người nộp đơn trả lời những thiếu sót này.
Trong trường hợp người nộp đơn trả lời thông báo này nhưng vẫn không loại bỏ được hết các lý do từ chối thì đơn sẽ bị từ chối chính thức và kèm theo đó là bản luận giải tại sao lại bị từ chối. Trong trường hợp bị từ chối, người nộp đơn có quyền kháng nghị lên tòa án liên bang Canada.
Thời gian thẩm định đơn: trong vòng 06 tháng, cơ quan đăng ký sẽ ra quyết định chấp thuận hoặc gửi email thông báo trong trường hợp có thiếu sót.
Công bố
Đơn đăng ký nhãn hiệu sau khi thẩm định, trong vòng 05 tuần kể từ ngày có thông báo chấp thuận, nhãn hiệu sẽ được đăng trên công báo hàng tuần của Canada “Trade-Marks Journal” trong thời hạn 02 tháng. Trong thời gian này bất kỳ một bên thứ ba nào khác đều có thể nộp phản đối đơn và/hoặc yêu cầu không cấp giấy chứng nhận cho đơn đăng ký đang đăng trên công báo.
Trường hợp có phải đối đơn, quy trình đăng ký sẽ tạm ngừng đến khi việc phản đối được giải quyết.
Phản đối đơn
Mục đích của giai đoạn này để tạo điều kiện cho bên thứ ba có thể nêu lên ý kiến của mình về việc có hay không nên cấp độc quyền cho nhãn hiệu đang thẩm định và lý do.
Thời gian giải quyết phản đối đơn tùy thuộc vào mức độ và vụ việc cụ thể.
Nếu bên phản đối rút đơn hoặc phản đối không thành thì nhãn hiệu của bạn sẽ được công nhân, tuy nhiên nếu bên phản đối thành công, nhãn hiệu của bạn sẽ bị từ chối hoàn toàn.
Công nhận
Nếu không có bất kì phản đối đơn nào hoặc việc phản đối không thành công thì cơ quan nhãn hiệu Canada sẽ thông báo công nhận đối với đơn đăng ký đang được thẩm định.
Chi phí đăng ký nhãn hiệu:
- Chi phí nộp đơn: $250 đối với nộp đơn trực tuyến, $300 đối với nộp đơn trực tiếp tại CIPO;
- Phí đăng ký nhãn hiệu: $200;
- Mỗi đơn xin sửa đổi, bổ sung nhãn hiệu: $450;
Đăng ký mã vạch sản phẩm tại Canada
Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá; Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính về việc “Qui định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch”.
Viện tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam xin hướng dẫn các doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký sử dụng mã số mã vạch (MSMV) nước ngoài cụ thể như sau:
Hồ sơ đăng ký gồm:
- Bản Đăng kí sử dụng MSMV đã điền đầy đủ thông tin, thủ trưởng ký tên, đóng dấu (02 bản);
- Bản sao “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại hoặc “Quyết định thành lập” đối với các tổ chức khác (01 bản). Lưu ý – Xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực
- Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN, theo mẫu (02 bản);
Mục Đăng kí loại mã:
a. Mã doanh nghiệp: là mã Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp cho doanh nghiệp để từ đó DN phân bổ cho các sản phẩm của mình
- Mã DN 7 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 10.000 và dưới 100.000 loại sản phẩm;
- Mã DN 8 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 1000 và dưới 10.000 loại sản phẩm;
- Mã DN 9 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm trên 100 và dưới 1000 loại sản phẩm;
- Mã DN 10 chữ số: khi đăng ký tổng chủng loại sản phẩm dưới 100 loại sản phẩm;
b. Mã số địa điểm toàn cầu GLN: dùng để phần định địa điểm công ty, chi nhánh , kho hàng .. của DN. (Lưu ý mã GLN không dùng để phân định cho sản phẩm).
c. Mã số rút gọn GTIN-8: được sử dụng trên các sản phẩm có kích thước rất nhỏ. Mã này cầp riêng cho từng sản phẩm.