Mã vạch là gì? Phân biệt và giải thích ý nghĩa của barcode
Khi mua hàng, chắc hẳn mọi người đã từng nhìn thấy những đoạn mã vạch đen trắng song song được dán lên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, hầu hết người tiêu dùng không biết được mục đích của việc dán mã vạch để làm gì? Vậy nên, để giúp mọi người hiểu rõ hơn mã vạch là gì? Ý nghĩa của việc sử dụng nó như thế nào? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau đây để cùng giải quyết những câu hỏi trên.
Mã vạch (Barcode) là gì?
Mã số mã vạch dịch từ Barcode trong tiếng Anh, nó được ký hiệu bằng những vạch kẻ đen trắng xếp song song nhau mà mọi người thường nhìn thấy trên bề mặt của sản phẩm.
Những thành phần này kết hợp với các mã số hiển thị phía dưới mã vạch (đây là các dãy số được doanh nghiệp sử dụng để phân định mã doanh nghiệp, dịch vụ, sản phẩm,…) để có thể giúp các thiết bị đọc (máy quét) đọc được thông tin liên quan tới sản phẩm. Bao gồm: Nước đăng ký mã vạch, thông tin doanh nghiệp, sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký,… một cách tự động nhanh chóng và chính xác.
Lịch sử hình thành của mã vạch
Việc phát minh và nghiên cứu ra mã vạch có nguồn gốc từ nước Mỹ, bắt đầu từ năm 1948. Ý tưởng này đã được phát triển bởi hai sinh viên trường Đại học tổng hợp Drexel là Norman Joseph Woodland và Bernard Silver, khi họ thấy một vị chủ tịch đang kinh doanh trong lĩnh vực buôn bán thực phẩm muốn kiểm tra toàn bộ quy trình tự động.
Ban đầu họ sử dụng mã Morse để in những vạch hẹp thẳng đứng hoặc rộng, để có thể tự động kiểm tra được toàn bộ quy trình kinh doanh của một cửa hàng.
Sau khi nhận thấy những hạn chế của mã Morse dạng vạch rộng khó phân biệt. Họ đã chuyển sang sử dụng dạng điểm đen với các vòng tròn đồng tâm của mã vạch để dễ dàng phân định hơn. Đến năm 1952, ý tưởng này đã nhận được bằng sáng chế Mỹ và chính thức ra đời.
Mã vạch để làm gì? Ý nghĩa và những ứng dụng thực tiễn
Nếu nhìn mã vạch bằng mắt thường chắc hẳn mọi người sẽ không biết được những sọc đen trắng này để làm gì? Những thực chất, chính sự thay đổi về độ rộng, kích thước và khoảng cách giữa các khoảng trắng để biểu thị thông tin dạng số hoặc chữ để các thiết bị quét có thể đọc và hiển thị thông tin chính xác. Bên cạnh đó, việc sử dụng barcode trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh còn mang đến những lợi ích khác như:
Phân loại hàng hóa và quản lý kho
Mã vạch là một công nghệ thu thập dữ liệu và nhận dạng tự động các đối tượng là địa điểm, tổ chức, sản phẩm…. Dựa trên việc ấn định mỗi đối tượng là một mã số và thể hiện chúng dưới dạng barcode hoàn toàn giúp doanh nghiệp có thể phân loại hàng hóa dễ dàng, tiện lợi.
Theo cách thức phân loại hàng hóa và quản lý truyền thống, doanh nghiệp chủ yếu dựa vào đặc điểm sản phẩm và quản lý bằng sổ sách. Cách thức quản lý và phân loại này rất tốn thời gian, công sức và dễ dẫn đến nhiều sai sót. Tuy nhiên, thông qua barcode với các ký hiệu riêng biệt đã được mã hóa và dán trên mỗi sản phẩm, sẽ giúp quá trình quản lý hàng hóa trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
>> Có thể bạn chưa biết: công bố chất lượng thực phẩm tại iCheck
Kiểm tra thông tin sản phẩm thông qua Barcode
Mỗi sản phẩm hiện nay tiêu thụ trên thị trường đều có mã vạch, nó giống như một “thẻ căn cước” của hàng hóa. Khi người dùng sử dụng các thiết bị quét mã và thực hiện thao tác quét Barcode, trên màn hình sẽ hiển thị đầy đủ thông tin về sản phẩm, nguồn gốc để mọi người tham khảo. Mỗi mã vạch đều có cấu tạo 4 nhóm:
– Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ).
– Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
– Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
– Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.
Chức năng thanh toán và giao dịch mua hàng
Tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng, nhân viên thu ngân thường quét mã vạch để giao dịch và thanh toán. Bởi vì, trên mỗi barcode sẽ được ấn định cho một dòng sản phẩm riêng mà doanh nghiệp đặt ra, trong đó bao gồm cả giá cả. Vậy nên, phía thu ngân chỉ việc cầm từng sản phẩm lướt qua hệ thống máy quét mã thì hệ thống sẽ tự động đọc thông tin và truy xuất ra giá tiền chính xác, nhanh chóng.
Ứng dụng khác của mã vạch
Ngoài việc hỗ trợ quản lý, thanh toán và kiểm tra thông tin, hình ảnh mã vạch còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như:
– Y tế: Ý nghĩa mã vạch trong ngành y tế thường dùng để kiểm soát hồ sơ bệnh án, khai báo y tế, các mẫu xét nghiệm, thiết bị y tế, ngân hàng máu,… Hạn chế tình trạng sai sót và quản lý thủ công.
– Chuyển phát nhanh: Mỗi kiện hàng sẽ có một mã vạch và được gán các thông tin cần thiết như: Tên hàng, tên người nhận, mã hàng, địa chỉ để hỗ trợ giao hàng nhanh chóng, chính xác và hạn chế sai sót.
– Ngành thuế: Trong ngành thuế, việc quản lý các tờ khai thuế của các đơn vị sẽ dễ dàng hơn khi mã hóa chúng bằng mã vạch 2D. Nhờ vậy, nhân viên ngành thuế hoàn toàn cập nhật dữ liệu nhanh chóng, chính xác chỉ với một vài giây quét mã.
Phân biệt 2 loại barcode phổ biến nhất hiện nay
Sau khi hiểu được mã vạch sản phẩm là gì? Cũng như biết được những công dụng của loại mã này. Thì bạn cần phải hiểu rõ có những loại barcode nào để có thể lựa chọn được loại mã phù hợp với mục đích sử dụng.
Mã vạch 1d (tuyến tính)
Mã vạch 1d hay 1 chiều còn có tên gọi khác là barcode tuyến tính. Đây là một trong những loại mã vạch thông dụng nhất hiện nay, với các vạch đen trắng xen kẽ song song là những dữ liệu đã được mã hóa và thay đổi dựa theo 1 chiều duy nhất là chiều ngang hoặc rộng. Trong đó, mỗi mã vạch 1d thường chỉ chứa khoảng 20 – 25 ký tự, nên chỉ thích hợp để ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, in trên bao bì sản phẩm, hộp, túi,…
Hiện nay, barcode 1 chiều được chia thành nhiều loại khác nhau để mọi người có thể tham khảo và lựa chọn được loại phù hợp với nhu cầu sử dụng:
Code 39
Đặc điểm của mã vạch Code 39 chính là có dung lượng không giới hạn, mọi người có thể mã hóa nhiều thông tin dữ liệu từ chữ số, ký tự chữ hoa,… Chính vì vậy, loại barcode này thường được ứng dụng trong các lĩnh vực xuất bản sách, cơ quan hành chính, ngành y tế, Bộ Quốc Phòng,… vì có nhiều dữ liệu cần lưu trữ.
EAN
Mã EAN là từ viết tắt trong tiếng Anh là European Article Number, cũng thuộc dòng mã vạch giới hạn thông tin trong khoảng 20 – 25 ký tự, được sử dụng phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Hiện nay, mã EAN còn được chia thành hai loại là EAN – 8 và EAN – 13.
Trong đó, loại EAN – 8 là trong chuỗi mã hóa có đúng 8 chữ số, nên thường được ứng dụng trong các loại sản phẩm có bao bì kích thước nhỏ như son môi, thuốc lá,… Còn đối với mã EAN – 13 thì trong chuỗi mã hóa sản phẩm sẽ bao gồm 13 số, có kích thước chiều rộng mã vạch lớn hơn loại EAN – 8 nên được ứng dụng phổ biến hơn trên hầu hết các sản phẩm thuộc ngành hàng FMCG, kinh doanh bán lẻ,…
UPC
Mã UPC viết tắt của từ Universal Product Code, chúng cũng được sử dụng chủ yếu trong các ngành hàng tiêu dùng, siêu thị, công nghiệp thực phẩm,… như mã EAN. Tuy nhiên, điểm khác biệt của loại barcode này chính là chúng thuộc quyền quản lý của UCC (Hội đồng mã thống nhất của Mỹ), nên mã UPC chủ yếu được sử dụng tại một số nước như Mỹ, Canada, Anh, Úc,…
Hướng dẫn cách đọc mã vạch 1d đơn giản nhất
Mỗi mã vạch được tạo thành bởi 13 ký số, mặc dù 13 chữ số trong mã vạch không chứa quá nhiều thông tin nhưng nếu nắm được hướng dẫn cách đọc thì cũng đủ để chúng ta có thể nắm được các thông tin cơ bản về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng, trôi nổi.
Theo hướng dẫn cách đọc mã vạch, mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải
Mã quốc gia: hai hoặc ba chữ số đầu. Mã quốc gia do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã số quốc gia của Việt Nam là 893.
Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu chữ số do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên của họ. Ở Việt Nam, mã doanh nghiệp do EAN-VN cấp cho các doanh nghiệp thành viên của mình.
Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba chữ số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp do nhà sản xuất quy định cho hàng hoá của mình. Nhà sản xuất phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không được có bất kỳ sự nhầm lẫn nào.
Số cuối cùng là số kiểm tra. Số kiểm tra C là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên.
Ví dụ minh họa cách đọc mã số mã vạch
Lấy một mã vạch cụ thể để minh họa cho cách đọc bên trên: Mã số 893348100106 – C (C là số kiểm tra)
Bước 1: Xác định nguồn gốc hàng hóa
893 là mã số hàng hóa của quốc gia Việt Nam;
3481 là mã số doanh nghiệp thuộc Việt Nam;
00106 là mã số hàng hóa của doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định C
Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự lẻ bắt đầu được tính từ phải sang trái của dãy mã số (trừ số C), ta có: 6 + 1 + 0 + 8 + 3 + 9 = 27 (1)
Nhân tổng của (1) với 3, ta có: 27 x 3 = 81 (2)
A – 893 – nhóm 1.
B – 4602 – nhóm 2.
D – 00107 – nhóm 3.
C – 8 – nhóm 4.
Bước 3: Tính tổng giá trị
Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự chẵn còn lại, ta có : 0 + 0 + 1 + 4 + 3 + 8 = 16 (3).
Cộng giá trị (2) với (3), ta có : 81 + 16 = 97 (4)
Lấy giá trị của (4) làm tròn theo bội số của 10 (tức là 100) sát nhất với giá trị của (4) trừ đi giá trị của (4) ta có: 100 – 97 = 3. Như vậy C = 3. Trong trường hợp này mã số EAN – VN 13 có mã số hàng hóa đầy đủ là: 893 3481 00106 3
Trong mỗi mã vạch đều hiển thị đầy đủ cả 13 chữ số, bao gồm cả số kiểm tra, phép tính bên trên vừa hướng dẫn là để bạn xem số kiểm tra đã cho có đúng hay không. Nếu số kiểm tra sau khi tính theo công thức mà không ra đúng kết quả thì rất có thể mã vạch đó không đáng tin và bạn nên kiểm tra thật kỹ những yếu tố còn lại rồi hãy quyết định mua hay không
Mã vạch 2d (ma trận)
Ngoài mã vạch 1d thì mã vạch 2d cũng được sử dụng nhiều hiện nay, đây còn được biết đến là loại mã vạch 2 chiều, mã qr code với dữ liệu được mã hóa thông tin dưới dạng ma trận gồm các ô vuông lớn nhỏ sắp xếp xen kẽ nhau, có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Chính vì vậy, thông tin sẽ được mã hóa nhiều hơn so với loại barcode 1d ít nhất 2000 ký tự.
Ngoài ra, mã vạch 2d còn được chia thành 2 loại được sử dụng phổ biến như:
QR Code
Barcode Qr Code là một trong những dòng mã vạch 2 chiều. Chúng có nhiều ưu điểm vượt trội như: Hỗ trợ mã hóa dữ liệu theo 4 chế độ khác nhau từ số, Kanji, byte, chữ, khả năng đọc dữ liệu siêu nhanh, kích thước không bị giới hạn, quá trình sử dụng ít khi gặp vấn đề. Quan trọng là mã QR Code hoàn toàn có thể tự tạo và sử dụng hoàn toàn miễn phí.
Nhờ vậy, nên mã vạch qr code hiện nay được ứng dụng trong rất nhiều hoạt động giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, tiếp thị quảng cáo, tra cứu thông tin, giao dịch thanh toán, quét mã thanh toán hay quảng bá thương hiệu,… cực kỳ tiện lợi và hiệu quả.
Data matrix
Cũng tương tự như barcode Qr code, loại mã Data matrix cũng được mã hóa thông tin dưới dạng ô vuông đen trắng lớn nhỏ xếp xen kẽ nhau. Nhưng dung lượng của chúng ít hơn gấp đôi so với QR code, nhưng ngược lại mức độ bảo mật thông tin, sửa lỗi tốt hơn so với các loại mã vạch khác. Chính vì vậy, hiện nay dòng mã vạch data matrix chủ yếu được ứng dụng trong việc đặt tên các loại văn bản, hàng hóa, tài liệu,….
>> Xem thêm: Top 6 phần mềm check mã vạch, quét mã qr tốt nhất trên điện thoại
Kết luận
Trên đây là tổng hợp những thông tin giúp mọi người nắm rõ hơn về các thông tin về mã vạch. Cũng như những chia sẻ xoay quanh phân loại và ý nghĩa của mỗi loại barcode hiện có trên thị trường.
Vậy nên, nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm của mình, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy liên hệ với iCheck để được hỗ trợ tư vấn miễn phí, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp có những bước đi đầu tiên để đưa sản phẩm vào thị trường nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Dịch vụ tư vấn đăng ký mã vạch cho sản phẩm của iCheck là một trong những doanh nghiệp duy nhất thực hiện lập hồ sơ và cấp mã trong 01 ngày làm việc.
>>Tham khảo các Dịch vụ & Giải pháp của iCheck:
Giải pháp Qr code siêu liên kết
Giải pháp Minh bạch thông tin bằng Barcode
Bài viết liên quan:
– Hướng dẫn cách tạo mã QR Code miễn phí online nhanh và đơn giản