Đăng ký thành công

Công bố sản phẩm thực phẩm: Quy trình chi tiết

Thứ tư, 12/01/2022, 14:41 1590 Views
blank

Công bố sản phẩm thực phẩm là thủ tục bắt buộc mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Vậy công bố sản phẩm là gì? Quy trình công bố sản phẩm gồm những bước nào? Hồ sơ công bố sản phẩm cần chuẩn bị những gì? iCheck sẽ giải đáp chi tiết thông qua bài viết dưới đây. 

1. Giới thiệu về công bố sản phẩm thực phẩm

Định nghĩa

Công bố sản phẩm thực phẩm là việc tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp đăng ký hoặc thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các thông tin liên quan đến sản phẩm thực phẩm của mình. Quá trình này nhằm đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn theo quy định của pháp luật trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. 

Lợi ích doanh nghiệp nhận được 

Thực hiện công bố thực phẩm không chỉ đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng mà còn thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các sản phẩm được công bố dễ dàng lưu thông hợp pháp trên thị trường cũng như có mặt trên các kệ hàng trong siêu thị, bách hóa hoặc cửa hàng tiện lợi. Điều này có nghĩa, doanh số bán hàng của doanh nghiệp được thúc đẩy, thị trường kinh doanh ngày càng được mở rộng. 

Không chỉ vậy, công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm tạo cho doanh nghiệp ưu thế lớn khi cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại mà chưa được công bố, bởi khi sản phẩm công bố với cơ quan nhà nước luôn nhận được sự chú ý nhiều hơn, từ đó xây dựng được niềm tin trong lòng khách hàng, hình ảnh thương hiệu cũng dần được hình thành. 

cong bo san pham thuc pham
Công bố sản phẩm thực phẩm

2. Quy trình các bước đăng ký công bố sản phẩm thực phẩm

Để sản phẩm thực phẩm được đưa ra thị trường tiêu thụ một cách nhanh chóng đòi hỏi các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm hiểu và nắm rõ quy trình thực hiện đăng ký công bố sản phẩm theo quy định của nhà nước. Doanh nghiệp có thể tự công bố sản phẩm hoặc đăng ký bản công bố thực phẩm tùy theo đối tượng sản phẩm thực phẩm muốn đưa ra thị trường.

Thủ tục tự công bố sản phẩm

Đối tượng sản phẩm thực phẩm phải công bố

Căn cứ theo quy định của nhà nước, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ phải thực hiện thủ tục tự công bố thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm sau: 

  • Thực phẩm đã qua chế biến sẵn
  • Phụ gia thực phẩm
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
  • Dụng cụ dùng để chứa thực phẩm và vật liệu bao gói có tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Nếu sản phẩm, nguyên liệu sản xuất/nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu phục vụ việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ trên thị trường trong nước, thì được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm. 

Các bước thực hiện

Doanh nghiệp thực hiện tự công bố sản phẩm theo các bước được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP

  • Các tổ chức và cá nhân có thể tự công bố thực phẩm theo một trong ba cách sau: thông qua phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của mình, hoặc bằng cách niêm yết công khai tại trụ sở. Đồng thời, cũng cần công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu về an toàn thực phẩm. Các tổ chức và cá nhân cần gửi một bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, chỉ định bởi Ủy ban nhân dân tỉnh, để lưu trữ và đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của cơ quan này.

  • Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, các tổ chức và cá nhân có thể bắt đầu hoạt động sản xuất và kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm về tính an toàn của sản phẩm thực phẩm.

Thủ tục tự công bố thực phẩm

Doanh nghiệp tự công bố thực phẩm chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau: 

  • Bản tự công bố sản phẩm dựa theo mẫu số 01 Phụ lục I, được ban hành theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, cấp trong vòng 12 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ, phải được phòng kiểm nghiệm chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm công nhận tuân thủ ISO 17025 cấp.

Lưu ý khi tự công bố sản phẩm

Khi thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo quá trình tự công bố sản phẩm đạt hiệu quả.

  • Các tài liệu hồ sơ tự công bố được thể hiện bằng Tiếng Việt. Trường hợp tài liệu hồ sơ được thể hiện bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng việt có công chứng và còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
  • Tài liệu hồ sơ của sản phẩm phải thống nhất về tên, xuất xứ, thành phần cấu tạo sản phẩm. Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào phải công bố lại sản phẩm thực phẩm đó. 
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân có 2 cơ sở cùng sản xuất chung 1 loại thực phẩm chỉ cần nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương có cơ sở sản xuất do doanh nghiệp lựa chọn và những lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó để nộp hồ sơ.
ban tu cong bo san pham thuc pham
Bản tự công bố sản phẩm thực phẩm

Thủ tục các bước đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm

Đối tượng 

Các đối tượng sản phẩm thực phẩm cần các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm được quy định như sau:

  • Các thực phẩm: bảo vệ sức khỏe,  dinh dưỡng y học và thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt
  • Sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi
  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới hoặc không thuộc danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hay không đúng đối tượng sử dụng theo quy định của Bộ Y tế.

Các bước thực hiện đăng ký bản công bố thực phẩm

Đăng ký bản công bố thực phẩm được thực hiện qua quy trình như sau:

  1. Nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến, nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận.
  2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ về tính hợp lệ cũng hợp pháp của mỗi tài liệu. 

Hồ sơ đăng ký 

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác bộ hồ sơ để đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm trong nước.

  • Bản công bố sản phẩm theo mẫu số 02 Phụ lục I (ban hành theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, cấp trong vòng 12 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ, phải được phòng kiểm nghiệm chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm công nhận tuân thủ ISO 17025 cấp.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) cho sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước.
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm (bản chính/bản sao chứng thực)

Thời gian và chi phí công bố sản phẩm thực phẩm

Thời gian đăng ký công bố sản phẩm thực phẩm:

  • Trong 21 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe và 07 ngày làm việc đối với các trường hợp sản phẩm thực phẩm khác, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

Doanh nghiệp tham khảo chi phí công bố sản phẩm trong lĩnh vực thực phẩm theo quy định hiện nay:

  • Chi phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dinh dưỡng y học, dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi: 1.500.000đ/lần/sản phẩm
  • Thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới hoặc không thuộc trong danh sách mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định: 500.000đ/lần/sản phẩm
  • Xác nhận lô hàng thực phẩm nhập khẩu đối với kiểm tra thông thường (chưa bao gồm chi phí kiểm nghiệm): 300.000 đồng/lô hàng
  • Xác nhận lô hàng thực phẩm nhập khẩu đối với kiểm tra chặt (chưa bao gồm chi phí kiểm nghiệm): 1.000.000đ/lô hàng + (số mặt hàng x 100.000đ từ mặt hàn thứ 2). Tối đa 10.000.000đ/lô hàng
  • Thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm: 3.000.000đ/lần/bộ xét nghiệm
  • Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu: 1.000.000đ/lần/giấy chứng nhận. 
giay tiep nhan dang ky ban cong bo san pham thuc pham
Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm

3. Tiêu Chuẩn và Quy Chuẩn

Tiêu Chuẩn Việt Nam (TCVN):

  • Quy định về chất lượng: Áp dụng cho tất cả các sản phẩm thực phẩm, bao gồm các chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng, cảm quan, lý hóa, vi sinh vật,… đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt, an toàn cho người tiêu dùng. Ví dụ: TCVN 5-1:2010/BYT quy định về chất lượng sữa và các sản phẩm sữa.
  • Quy định về an toàn: Đảm bảo sản phẩm không chứa các chất độc hại, vi sinh vật gây hại vượt quá mức cho phép, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Ví dụ: TCVN 178:2010/BYT quy định về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.

Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia:

  • Quy định về kỹ thuật: Áp dụng cho các sản phẩm thực phẩm có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật sản xuất, bao bì, bảo quản,… nhằm đảm bảo sản phẩm giữ được chất lượng và an toàn trong suốt quá trình lưu thông. Ví dụ: QCVN 43:2012/BYT quy định về bao bì và nhãn thực phẩm.
  • Quy định về vệ sinh an toàn: Tương tự như TCVN về an toàn, QCVN về vệ sinh an toàn cũng quy định các yêu cầu về điều kiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển,…

4. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm phụ thuộc vào loại sản phẩm và địa điểm sản xuất. Cụ thể như sau:

Cục An toàn thực phẩm: 

  • Tiếp nhận hồ sơ công bố đối với các sản phẩm thực phẩm sau:
    • Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em: Sữa bột, sữa công thức, thực phẩm bổ sung cho trẻ em,…
    • Thực phẩm chức năng: Vitamin, khoáng chất, thực phẩm bảo vệ sức khỏe,…
    • Thực phẩm dành cho người có chế độ ăn uống đặc biệt: Thực phẩm cho người ăn chay, người tiểu đường, người béo phì,…
    • Thực phẩm biến đổi gen: Thực phẩm có chứa thành phần biến đổi gen
    • Thực phẩm nhập khẩu: Tất cả các loại thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam
  • Địa điểm nộp hồ sơ:
    • Trực tiếp: Cục Quản lý An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, số 19 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • Qua bưu điện: Gửi đến địa chỉ trên.
    • Trực tuyến: Hệ thống tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của Bộ Y tế.
cuc an toan thuc pham tiep nhan ho so cong bo thuc pham
Website cục An toàn thực phẩm – Bộ Y Tế

Cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương về an toàn thực phẩm

  • Tiếp nhận hồ sơ công bố đối với các sản phẩm thực phẩm sau:
    • Thực phẩm thông thường: Gạo, thịt, cá, rau, củ, quả,…
    • Thực phẩm thủ công: Bánh kẹo, nước mắm, tương ớt,…
    • Thực phẩm lên men: Bia, rượu, nước mắm,…
  • Địa điểm nộp hồ sơ: Sở Y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định.

5. Hướng dẫn tra cứu thông tin về sản phẩm thực phẩm đã công bố

Sau khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm tự công bố đăng ký, nhận kết quả đăng ký công bố sản phẩm, các doanh nghiệp tra cứu thông tin về sản phẩm thực phẩm đã công bố như sau:

Trên website của Cục an toàn thực phẩm-Bộ Y Tế, doanh nghiệp chọn mục “Tra cứu” chọn “Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm”. Sau đó nhập thông tin “Tên doanh nghiệp”, “Tên sản phẩm”, sau đó nhấp vào ô “Tìm kiếm” sẽ hiển thị kết quả. Kết quả được hiển thị với đầy đủ thông tin về thực phẩm đã công bố như: số công bố, ngày cấp, thông tin về doanh nghiệp.

tra cuu ho so cong bo thuc pham
Website tra cứu hồ sơ công bố sản phẩm – Cục An toàn thực phẩm

6. Dịch vụ hỗ trợ công bố sản phẩm thực phẩm tại iCheck

Công bố hợp quy thực phẩm được xem là hoạt động bắt buộc mà mỗi doanh nghiệp trước khi tung sản phẩm ra thị trường phải thực hiện để đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước về ATTP và bảo vệ sự an toàn cho người dùng.

Vậy nên, nhiều doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong việc tự công bố chắc hẳn sẽ dễ dẫn đến các sai sót trong quá trình nộp hồ sơ,  tốn nhiều thời gian thực hiện, tốn công sức, chi phí dẫn đến tình trạng sản phẩm ra mắt thị trường chậm hơn dự kiến.

Vậy nên, để có thể thực hiện việc đăng ký công bố sản phẩm nhanh chóng, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm hơn có thể đến với dịch vụ công bố của iCheck. Đây là một trong những thế mạnh của iCheck trong hơn 9 năm hoạt động và phát triển.

iCheck sở hữu đội ngũ chuyên viên pháp chế có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm để hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, kịp thời xử lý mọi vấn đề phát sinh để nhanh chóng nhận được giấy tiếp nhận đăng ký bản CBSP.

Ngoài ra, với dịch vụ công bố sản phẩm tại iCheck quý khách hàng có thể yên tâm hơn khi:

– iCheck hỗ trợ khách hàng thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm miễn phí. (Khách hàng chỉ thanh toán phí nhà nước theo biên lai thu tiền của Nhà nước, không phát sinh bất kỳ chi phí ẩn nào).

– Tư vấn miễn phí trong suốt quá trình đăng ký, hỗ trợ các doanh nghiệp soạn thảo và nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền, Doanh nghiệp không phải tham gia vào bất cứ giai đoạn nào 

– Tối ưu chi phí với mức phí dịch vụ tốt nhất, có nhiều gói chi phí phù hợp với nhu cầu của từng Doanh nghiệp

– Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp đủ giấy tờ theo quy định, iCheck hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ thông tin một cách chính xác, giảm thiểu rủi ro phát sinh trong quá trình đăng ký. 

Cùng với đó, iCheck đã hỗ trợ hơn 20,000 doanh nghiệp, đa dạng ngành số hóa sản phẩm trên thị trường. Như vậy, khi đến với iCheck khách hàng không chỉ được hỗ trợ thủ tục công bố trọn gói trong thời gian ngắn mà còn tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức đi lại và chi phí để quá trình ra mắt sản phẩm ra thị trường nhanh chóng, đạt hiệu quả tốt nhất.

cong bo san pham thuc pham tai icheck
Quy trình công bố sản phẩm tại iCheck

7. Các câu hỏi thường gặp về công bố sản phẩm thực phẩm

Trong quá trình công bố thực phẩm, nhiều doanh nghiệp gặp phải tình trạng khó khăn chưa được giải đáp, ví dụ như: 

Cách xử lý hồ sơ bị thiếu sót

Trường hợp hồ sơ doanh nghiệp gửi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ còn thiếu sót,cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu sửa đổi, bổ sung bằng văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi và bổ sung hồ sơ trong 01 lần. 

Cách khắc phục lỗi khi nộp hồ sơ trực tuyến

Khi các nhân, tổ chức tiến hành nộp hồ sơ công bố thực phẩm sẽ gặp phải một số lỗi thường thấy, chẳng hạn như:  

  • Lỗi “Số hồ sơ đã tồn tại”: Lỗi này xảy ra khi bạn nhập số hồ sơ đã được sử dụng cho một hồ sơ khác. Hãy kiểm tra lại số hồ sơ hoặc liên hệ với bộ phận hỗ trợ để được hướng dẫn.
  • Lỗi “File đính kèm không hợp lệ”: Lỗi này xảy ra khi file đính kèm không có định dạng hợp lệ hoặc dung lượng vượt quá quy định. Hãy kiểm tra lại định dạng và dung lượng file hoặc tải file khác lên.
  • Lỗi “Lỗi ký số điện tử”: Lỗi này xảy ra khi bạn chưa ký số hoặc ký số không thành công cho tất cả các file cần thiết. Hãy kiểm tra lại phần mềm ký số điện tử và ký lại cho các file chưa được ký.

Công bố sản phẩm thực phẩm là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi muốn đưa sản phẩm bước đầu tiến ra thị trường tiêu thụ. Doanh nghiệp cần thực hiện đúng quy trình, thủ tục công bố sản phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và phát triển kinh doanh bền vững.

blank