Đăng ký thành công

Công bố thực phẩm chức năng: Hồ sơ, thủ tục cần biết

Thứ năm, 13/01/2022, 13:21 1282 Views
blank

Thị trường thực phẩm hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe ngày càng phát triển và cạnh tranh khốc liệt, việc công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp khẳng định uy tín và chất lượng sản phẩm của mình. Hãy cùng iCheck tìm hiểu những lợi ích và quy trình công bố  sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe để đảm bảo sản phẩm của bạn tuân thủ các quy định pháp luật và chiếm lĩnh thị trường một cách hiệu quả nhất.

1. Giới thiệu về công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Định nghĩa

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là các sản phẩm bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường và cải thiện chức năng cơ thể, cũng như giảm nguy cơ bệnh tật. Chúng bao gồm một hay nhiều chất hoặc hỗn hợp chất như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và các hoạt chất sinh học khác; các chất tự nhiên từ động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa; cũng như các thành phần tổng hợp tương tự. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế dưới nhiều hình thức như viên nang, viên hoàn, viên nén, cốm, bột, lỏng và các dạng khác, và được đóng gói thành các đơn vị liều nhỏ tiện dụng.

Công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (hay công bố thực phẩm chức năng) là tiến hành các thủ tục hành chính để các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được công bố tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được lưu thông hợp pháp trên thị trường.

cong bo thuc pham chuc
Công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Lợi ích

Công bố thực phẩm chức năng mang lại nhiều lợi ích  quan trọng cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Đối với doanh nghiệp, khi đăng ký công bố thực phẩm chức năng góp phần nâng cao uy tín, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường và tuân thủ pháp luật. Việc công bố thực phẩm chức năng đảm bảo an toàn, chất lượng và cung cấp thông tin minh bạch cho người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi cũng như sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. 

2. Quy trình và thủ tục công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp đảm bảo sản phẩm đã được kiểm định và chứng nhận là an toàn, qua đó xây dựng lòng tin mạnh mẽ từ phía khách hàng. Doanh nghiệp nắm rõ các bước và hồ sơ công bố được quy định để qua trình đăng ký công bố đạt hiệu quả. 

Các bước cơ bản

Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng thực hiện đăng ký công bố qua từng bước sau: 

Bước 1: Nộp hồ sơ. Các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe gửi hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm đến cục an toàn thực phẩm theo quy định một cửa bằng qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Tổ chức, cá nhân nộp lệ phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật là 1.500.000đ/ sản phẩm. 

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. 

Bước 3: Công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo công khai tên, sản phẩm của cá nhân, tổ chức đã được tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử của mình, cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm đồng thời trả kết quả Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

cong bo thuc pham chuc nang nhap khau
Giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Nội dung hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Khi đăng ký công bố sản phẩm thực phẩm sức khỏe, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và chính xác để đảm bảo quá trình thẩm định diễn ra suôn sẻ và tiết kiệm thời gian. Các tài liệu và thông tin cần thiết cho hồ sơ đăng ký công bố thực phẩm chức năng được quy định như sau:

Đối với sản phẩm nhập khẩu

a) Bản công bố sản phẩm (quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP)

b) Một trong 3 loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận lưu hành tự do/Giấy chứng nhận xuất khẩu/Giấy chứng nhận y tế của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp, có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);

c) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong vòng 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. Phiếu được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định/phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);

d) Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;

đ) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Hồ sơ với sản phẩm được sản xuất trong nước

a) Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);

c) Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;

d) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

đ) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

3. Thời hạn công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Tính từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đủ hồ sơ đăng ký:

– Trong vòng 07 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định và cấp giấy tiếp nhận công bố đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thời gian 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

– Trường hợp cơ quan tiếp nhận có yêu cầu bổ sung, sửa đổi hoặc không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm hoặc có yêu cầu bổ sung, sửa đổi cần nêu rõ lý do bằng văn bản. Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ bổ sung từ cá nhân, tổ chức đăng ký công bố sản phẩm, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định lại trong thời gian 07 ngày làm việc. 

– Các cá nhân tổ chức khi nhận được công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nhưng không tiến hành sửa đổi bổ sung thì hồ sơ sẽ không còn giá trị sau 90 ngày.

4. Dịch vụ hỗ trợ công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Dịch vụ hỗ trợ công bố sản phẩm thực phẩm sức khỏe đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật và nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.

Tiêu chí lựa chọn dịch vụ hỗ trợ công bố thực phẩm chức năng

Như đã nói, dịch vụ hỗ trợ công bố thực phẩm chức năng có vai trò quan trọng với doanh nghiệp muốn đăng ký cho sản phẩm của họ . Do đó, việc lựa chọn một dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp là cần thiết để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. iCheck đưa ra một số tiêu chí để lựa chọn dịch vụ hỗ trợ này.

  • Kinh nghiệm và uy tín:

Lựa chọn các dịch vụ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực công bố thực phẩm chức năng. Tìm hiểu về danh tiếng của công ty thông qua các đánh giá, phản hồi từ khách hàng trước đó.

  • Đội ngũ nhân viên:

Đảm bảo rằng công ty có đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Nhân viên tư vấn nên có kiến thức sâu rộng và luôn cập nhật về các quy định, luật pháp liên quan.

  • Dịch vụ toàn diện:

Công ty nên cung cấp dịch vụ trọn gói từ khâu tư vấn, soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ cho đến khi nhận được giấy chứng nhận.

Hỗ trợ tư vấn về nhãn hiệu, bao bì, quảng cáo sản phẩm để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.

  • Tính minh bạch và trung thực:

Dịch vụ cần rõ ràng, minh bạch về quy trình, chi phí và thời gian thực hiện.

Công ty nên cung cấp hợp đồng dịch vụ chi tiết, ghi rõ quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên.

  • Tốc độ và hiệu quả:

Chọn dịch vụ có khả năng xử lý nhanh chóng, hiệu quả các thủ tục công bố thực phẩm chức năng.

Công ty nên có cam kết về thời gian hoàn thành công việc và đảm bảo đúng tiến độ.

  • Hỗ trợ sau dịch vụ:

Đảm bảo rằng công ty có dịch vụ hỗ trợ sau khi hoàn tất công bố, bao gồm việc tư vấn về các vấn đề phát sinh, kiểm tra và giám sát tuân thủ.

Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khi có sự thay đổi về quy định pháp luật hoặc cần điều chỉnh hồ sơ.

  • Chi phí hợp lý:

So sánh chi phí dịch vụ của các công ty khác nhau, đảm bảo rằng mức giá đưa ra là hợp lý và tương xứng với chất lượng dịch vụ.

Cân nhắc các dịch vụ giá rẻ nhưng không rõ ràng về quy trình và uy tín.

  • Khả năng giao tiếp và tư vấn:

Dịch vụ cần có khả năng giao tiếp tốt, lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng.

Tư vấn rõ ràng, chi tiết và cung cấp các giải pháp phù hợp với tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp.

Việc lựa chọn dịch vụ hỗ trợ công bố thực phẩm chức năng theo các tiêu chí trên sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, bảo vệ quyền lợi và uy tín của mình trên thị trường.

iCheck cung cấp dịch vụ công bố thực phẩm chức năng uy tín, nhanh chóng và tiết kiệm, hỗ trợ doanh nghiệp từ A-Z. Các dịch vụ của iCheck bao gồm tư vấn pháp lý, kiểm tra và đánh giá tính pháp lý của hồ sơ, kiểm nghiệm sản phẩm, hướng dẫn và soạn thảo hồ sơ, đại diện nộp và theo dõi hồ sơ tại cơ quan Nhà nước. Thời gian hoàn tất thủ tục chỉ trong 7-10 ngày.

cong bo thuc pham chuc nang icheck
Công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại iCheck

Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ công bố thực phẩm chức năng

Sử dụng dịch vụ hỗ trợ công bố thực phẩm chức năng mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Tiết kiệm thời gian: Quy trình công bố thực phẩm chức năng phức tạp và tốn nhiều thời gian, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm rõ các quy định pháp luật liên quan và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác. Sử dụng dịch vụ hỗ trợ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức cho việc tìm hiểu thủ tục, chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ và theo dõi kết quả.
  • Đảm bảo tính chính xác và tuân thủ pháp luật: dịch vụ hỗ trợ công bố đảm bảo hồ sơ công bố được chuẩn bị đầy đủ, chính xác và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị cơ quan chức năng thẩm tra, thanh tra và xử phạt.
  • Tiết kiệm chi phí so với tự thực hiện công bố và tránh khỏi các khoản phí phạt do vi phạm quy định pháp luật.

5. Một số lưu ý khi công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Doanh nghiệp muốn đăng ký công bố thực phẩm chức năng cần lưu ý những điều sau: 

  • Chuẩn bị đầy đủ, chính xác hồ sơ 

– Nộp hồ sơ đúng thời hạn

– Tuân thủ các quy định về quản lý thực phẩm bảo vệ sức khỏe 

  • Ghi nhãn thực phẩm đúng theo quy định
  • Bảo quản đúng theo quy định
  • Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cũng như kiểm soát ô nhiễm
  • Thực hiện các biện pháp xử lý sự cố về thực phẩm bảo vệ sức khỏe. 

Như vậy, qua bài viết trên, iCheck đã cung cấp đầy đủ thông tin về công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe để bạn có cái nhìn tổng quát cũng như hiểu rõ về quy trình, lợi ích khi công bố thực phẩm chức năng. Cùng với đó, tìm và lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ công bố cũng vô cùng quan trọng và cần thiết để đảm bảo sản phẩm thuận lợi đưa ra ngoài thị trường tiêu thụ. 

blank