Nguy cơ mất an toàn thực phẩm tiềm ẩn trong thịt bò
Thịt bò không rõ nguồn gốc trên thị trường
Thịt bò là loại thực phẩm dinh dưỡng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, tuy nhiên đối với một thị trường “nguy hại” như hiện nay thì việc thịt bò không được dán tem truy xuất nguồn gốc có thể khiến thịt bò không rõ nguồn gốc, xuất xứ trà trộn vào nhiều hơn.
Những miếng thịt bò nhìn có vẻ thơm ngon, chất lượng nhưng lại ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh mà người dùng khó lường được.
Theo tờ TNP của Singapore, nhiều khách hàng có thể đã mua phải những miếng thịt vụn, bạc nhạc, không đáng tiền bằng cái giá ‘cắt cổ’.
Thực tế, đó vẫn là thịt, nhưng có thể từ gà, lợn, bò. Vấn đề duy nhất ở đây là các nhà máy đã ‘dán’ các miếng thịt vụn, đầu thừa đuôi thẹo, này thành những tảng thịt lớn, trông rất ‘ngon mắt’.
TNP dẫn lời một đầu bếp ở nhà hàng tại Singapore cho hay, các miếng thịt ‘rởm’ này hóa ra ‘lại rất phổ biến’.
“Keo dán thịt được dùng để dính những miếng thịt kém chất lượng, hoặc bị vụn lại với nhau, thành một tảng lớn, với vết cắt trông đẹp mắt hơn, hoặc trông có vẻ tươi ngon hơn” – một đầu bếp giấu tên cho biết.
Đầu bếp nổi tiếng của Singapore – Eric Teo nói rằng, loại keo dán thịt này thường dùng ở những nơi phục vụ tiệc buffet. Ông Teo cho biết thêm: “Thịt dán keo là một bí mật trong ngành công nghiệp thực phẩm, bởi vì không nhiều người biết về việc này”.
“Các nhà hàng có tiếng thì thường tránh sử dụng loại thịt này, nhưng nhiều nơi lại ưa chuộng thịt dán keo vì nó giúp giảm bớt chi phí” – ông Teo nói.
Việc sử dụng ‘thịt dán keo’ được chú ý ở nhiều nước sau khi sự việc được phát hiện tại Australia hồi năm 2011.
Một nữ thực khách vừa qua đã đăng tải tấm ảnh chụp miếng thịt bò hảo hạng với sự thất vọng. Món thịt bò hảo hạng này, theo nữ thực khách, hóa ra lại là ‘thịt dán keo’.
Không chỉ có mặt tại Singapore mà ngay tại Trung Quốc người ta cũng bắt gặp loại thịt bò này. Đầu bếp Sam Leong cho biết: “Ngay cả với một đầu bếp như tôi cũng rất khó phân biệt. Khi tôi ở một nhà hàng tại Trung Quốc, tôi thậm chí còn không biết mình đã ăn thịt ‘rởm’, cho tới khi bạn tôi chỉ ra có gì đó không ổn ở miếng thịt”.
Việc sử dụng keo dán thịt được cho là ‘an toàn’. Tuy nhiên, nhiều khách hàng cảm thấy ‘bị lừa’ khi phải trả số tiền rất lớn để mua những miếng thịt vụn bị ‘chắp vá’.
Người tiêu dùng nên làm gì?
Điều người tiêu dùng cần khi nguy cơ mất an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng đó là chất lượng của sản phẩm chứ không phải chỉ là giá cả hay thương hiệu. Bởi vậy doanh nghiệp cần minh bạch thông tin sản phẩm của mình bằng cách truy xuất nguồn gốc cho chúng trước khi đưa ra thị trường.
Tem QR code truy xuất nguồn gốc là dạng mã vạch hai chiều có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone có chức năng chụp ảnh với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch, nó có khả năng theo dõi vòng đời của sản phẩm từ nguồn cung cấp nguyên liệu đến các khâu vận chuyển, chế biến và phân phối, từ đó người tiêu dùng có thể dễ dàng truy vết các thông tin liên quan đến sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ hay các đơn vị tham gia trong chuỗi cung ứng.
Đối với tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm của iCheck doanh nghiệp có thể minh bạch thông tin liên quan đến sản phẩm của mình với khách hàng và người tiêu dùng. Không chỉ thực hiện truy xuất nguồn gốc đơn thuần mà loại tem này còn được tích hợp cả tính năng của tem chống giả giúp doanh nghiệp ngăn chặn tình trạng hàng giả hàng nhái trên thị trường. Đồng thời, giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn những sản phẩm chất lượng, an toàn nhất.
Ngoài ra, để đảm bảo các thông tin đưa ra được minh bạch và chính xác nhất doanh nghiệp có thể quản lý chuỗi cung ứng của mình bằng công nghệ blockchain. Đây là một cuốn sổ cái phi tập trung, ghi nhận các nhật ký sản xuất và nhật ký giao dịch trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm mà không cần ghi chép thủ công. Sử dụng công nghệ này, người tham gia có thể xác nhận giao dịch mà không cần qua qua một đơn vị xác thực tập trung nào.