Nhãn hiệu tập thể là gì? Đăng ký như thế nào? Quy chế?
Hoạt động kinh doanh, sản xuất trong làng nghề truyền thống hay các sản vật địa phương vẫn đang khá phổ biến. Để có thể bảo hộ nhãn hiệu một loại hàng hóa của một tập thể để hướng đến việc quảng cáo, giới thiệu nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm thì việc đăng ký nhãn hiệu tập thể đã ra đời.
Để giúp mọi người hiểu rõ hơn khái niệm nhãn hiệu tập thể là gì? Quy chế sử dụng ra sao? Thủ tục đăng ký như thế nào? Hãy cùng iCheck tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết sau đây nhé.
Nhãn hiệu tập thể là gì?
Nhãn hiểu tập thể trong Tiếng Anh là Collective Mark, được hiểu đây là việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dùng để nhận biết, phân biệt được các sản phẩm của một tổ chức, tập thể với những sản phẩm với những tổ chức khác.
Theo quy định, tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp hoàn toàn có quyền đăng ký nhãn hiệu để những thành viên của mình sử dụng theo đúng quy chế có sẵn. Với trường hợp có dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm, tổ chức có quyền đăng ký chính là tổ chức tập thể của những cá nhân, tổ chức tiến hành sản xuất hay kinh doanh tại chính địa phương đó.
Trường hợp với địa danh, có dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản của một địa phương cũng có thể đăng ký nhưng phải được cơ quan thẩm quyền tại địa danh đó cho phép.
Ví dụ về nhãn hiệu tập thể ở Việt Nam
Có khá nhiều ví dụ về nhãn hiệu tập thể như đặc sản xoài Cao Lãnh, Chè Thái Nguyên, Vải Lục Ngạn,… Chính vì vậy khi nói tới các đặc sản cụ thể người ta sẽ nhớ tới những địa danh này để gia tăng tính cạnh tranh.
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể có gì đặc biệt?
Bởi vì nhãn hiệu tập thể được đăng ký bởi một tổ chức, nhưng chính bản thân chúng lại không trực tiếp sử dụng nó mà một trong những thành viên trong đó sẽ sử dụng và kinh doanh những quyền đối với nhãn hiệu đó. Đồng thời phải đảm bảo tuân thủ đúng những quy định đã đặt ra.
Vậy nên, loại bảo hộ nhãn hiệu này thường sẽ phải chịu sự ràng buộc giữa những thành viên trong cùng một tập thể. Khi muốn sửa đổi hay chuyển nhượng cũng phải được các thành viên khác cho phép.
Mặt khác, khi doanh nghiệp thực hiện đăng ký nhãn hiệu của tập thể ngoài những thủ tục như đăng ký nhãn hiệu thông thường, phía doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm quy chế sử dụng như sau:
– Tên, vị trí địa lý, căn cứ thành lập và hoạt động của những tập thể chính là chủ sở hữu của nhãn hiệu.
– Những tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tập thể.
– Danh sách những thành viên trong tổ chức được phép sử dụng nhãn hiệu.
Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
– Tuân thủ những điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tập thể
– Cần phải nắm rõ những biện pháp xử lý trường hợp vi phạm quy chế xây dựng nhãn hiệu tập thể
Đăng ký nhãn hiệu tập thể để làm gì?
Nhãn hiệu tập thể dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó
Trong đó, mục đích số 2 được chú trọng nhiều nhất trong việc nâng cao giá trị của nhãn hiệu tập thể. Thực tế thì, nhiều hàng hóa (nhất là nông sản) sẽ mang những giá trị riêng của từng vùng miền. Chính vì vậy, để khẳng định yếu tố đặc trưng song song với việc đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, sản xuất sản phẩm có quyền công bằng hướng đến lợi thế cạnh tranh từ đặc trưng sản phẩm quan trọng hơn.
Do đó, việc đăng ký mô hình quản lý nhãn hiệu tập thể chính là phương pháp tốt nhất để chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể tập hợp lại dưới cùng nhãn hiệu đưa sản phẩm đến người tiêu dùng rộng rãi và khẳng định được chất lượng hàng hóa cạnh tranh hơn.
Nhãn hiệu tập thể được bảo hộ khi nào?
Theo quy định hiện hành, những tổ chức, nhãn hiệu có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể bất kỳ khi nào. Chỉ cần tuân thủ các điều kiện đặt ra, cũng như chủ thể đăng ký phải là 1 tổ chức tập thể, cũng như được thành lập một cách hợp pháp như các hiệp hội những tổ chức vừa và nhỏ của địa phương.
Như vậy, những cá nhân hay tổ chức độc lập sẽ không có quyền xây dựng nhãn hiệu tập thể. Nếu có ý định sử dụng chúng, những chủ thể này phải trở thành thành viên của tổ chức tập thể đó.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể gồm những gì?
Theo quy định thì thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể sẽ bao gồm:
– Tờ khai đăng ký về mẫu quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể theo đúng quy định.
– Mẫu nhãn hiệu tập thể (5 bản, kích thước 80×80 mm) kèm theo danh mục sản phẩm mang nhãn hiệu đó.
– Quy chế sử dụng mô hình quản lý nhãn hiệu tập thể
– Bản thuyết minh chi tiết về đặc điểm, tính chất, chất lượng của hàng hóa mang nhãn hiệu đó.
– Bản đồ khu vực địa lý (Nếu nhãn hiệu đăng ký thuộc loại nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý sản phẩm,
– Văn bản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc cho phép tổ chức đăng ký nhãn hiệu tập thể.
– Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện.
– Giấy tờ chứng minh quyền đăng ký.
– Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên, nếu có nhu cầu hưởng ưu tiên.
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Lưu ý: Mỗi đơn chỉ được đăng ký 1 nhãn hiệu tập thể ở Việt Nam dùng cho một hoặc nhiều sản phẩm.
Quy trình xây dựng nhãn hiệu tập thể
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể như trên, người đại diện sẽ nộp đơn trực tiếp tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ. Lúc này, quy trình nhãn hiệu tập thể được bảo hộ sẽ như sau:
Bước 1: Cục SHTT thẩm định hồ sơ
Đây là bước phía Cục SHTT sẽ tiến hành đánh giá và xem xét tính hợp lệ của các đơn đăng ký về mặt hình thức, đối tượng loại trừ, quyền nộp đơn… có đáp ứng những quy định về sử dụng nhãn hiệu tập thể đưa ra hay không, từ đó đưa ra kết luận đơn có hợp lệ hay không.
Thời gian thẩm định hồ sơ là 1 tháng, kể từ thời điểm nộp đơn.
Bước 2: Công bố hồ sơ hợp lệ
Sau quá trình thẩm định hồ sơ, đơn đăng ký hợp lệ sẽ được Cục công bố chính thức trên Công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 2 tháng kể từ thời điểm đơn được chấp nhận. Nội dung được công bố là những thông tin về đơn hợp lệ trong thông báo chấp nhận đơn, mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm kèm theo.
Còn nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ được Cục thông báo về hạng mục cần chỉnh sửa, hoặc nếu hồ sơ không tuân thủ các các quy định về nhãn hiệu tập thể sẽ bị từ chối. Tất cả đều sẽ được thông báo đến chủ sở hữu.
Bước 3: Thẩm định nội dung bảo hộ nhãn hiệu tập thể
Đơn đăng ký sau khi đã được Cục SHTT chấp nhận hợp lệ sẽ tiến hành được thẩm định nội dung chi tiết để quyết định có được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể hay không theo đúng những điều kiện bảo hộ mà pháp luật quy định.
Thời gian thẩm định nội dung sẽ mất 9 tháng kể từ thời điểm công bố đơn.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể
Nếu quy trình thẩm định nội dung đơn hợp lệ, cho thấy nhãn hiệu đạt được những điều kiện và quy định yêu cầu bảo hộ sẽ được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể bằng giấy. Đồng thời, thời hạn bảo hộ sẽ là 10 năm, có thể gia hạn khi hết hạn.
Trên đây là những thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn về định nghĩa nhãn hiệu tập thể cho đến quy trình đăng ký. Để đảm bảo quyền lợi của mình, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu rủi ro bị từ chối đơn thì mọi người có thể lựa chọn dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại iCheck.
Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp bảo hộ nhãn hiệu, đảm bảo chúng tôi sẽ giúp khách hàng thực hiện được quy trình đăng ký nhãn hiệu tập thể nhanh chóng, tiết kiệm nhất. Nếu còn thắc mắc cần hướng dẫn, hãy liên hệ với iCheck để được tư vấn chu đáo nhất.