Nông dân Đà Lạt “bất lực” trước nông sản Trung Quốc
Tình hình nông sản Đà Lạt và nỗi lo của người dân
Nông sản Đà Lạt đang đứng trước thách thức lớn khi nông sản Trung Quốc tiến vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Điều khiến người ta không khỏi “oán hận” đó là thực phẩm đảm bảo chất lượng lại chất thành đống để bỏ đi, thậm chí là không thu hoạch mà phải san bằng để trồng vụ mới trong khi thực phẩm ngâm hóa chất hay sử dụng hóa chất kích thích lại tiêu thụ nhanh chóng trên thị trường.
Nguyên nhân do đâu khiến nông dân Đà Lạt rơi vào hoàn cảnh như vậy trong khi nhu cầu sử dụng rau củ quả trên thị trường nước ta rất lớn. Rất nhiều địa điểm bán nông sản tại Đà Lạt có rau củ Trung Quốc mà người tiêu dùng không thể nhận biết được bởi chúng đã bị thương lái thay đổi nhãn mác, bao bì trước khi chuyển xuống TP.HCM và các tỉnh khác trong lớp bọc của nông sản Đà Lạt.
Chính điều này đã làm cho giá nông sản Đà Lạt bị tụt giảm nghiêm trọng, người tiêu dùng không thể nhận biết giữa hai loại nông sản này đâu là điểm khác biệt để có thể đưa ra quyết định đúng khi lựa chọn. Họ không thể quan sát bằng mắt thường để có thể nhận ra rằng sản phẩm nào tốt hơn và chất lượng hơn. Bởi vậy nông sản Đà Lạt mới dễ bị thao túng trên thị trường khiến người nông dân trở nên “bất lực”.
Mặc dù bỏ ra rất nhiều công sức chăm sóc, canh tác nhưng lãi thu về không được như mong đợi nên nhiều người nông dân phải đối mặt với “nợ nần”, thậm chí không có đủ vốn để mua giống cây trồng cho vụ mùa tiếp theo.
Theo tính toán của những người nông dân tại đây, với mức giá nông sản hiện tại, mỗi sào đất trồng canh tác rau, củ họ phải bù lỗ thêm 3 triệu đồng nữa mới đủ vốn đầu tư ban đầu, chưa kể đến việc phải thuê nhân công thu hoạch khoảng 250.000 đồng/ ngày, cộng thêm công sức và thời gian mà họ đã bỏ ra chăm sóc trong 3 tháng.
Ông Lê Gia Bảo Quốc, một nông dân có thâm niên về canh tác rau, củ, quả tại Đà Lạt cho biết: “ Trước đây, khi canh tác một sào nông sản, sau khi trừ chi phí bỏ ra, mỗi năm có thêm đem lại khoảng 250 triệu đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, nông dân thua lỗ nặng, nhiều người phải bấm bụng dùng thuốc xịt cho chết sạch rồi thuê máy cày dập lại xuống đất để chuẩn bị mùa vụ mới vì giá quá thấp.”
Lối thoát nào cho nông sản Đà Lạt?
Nếu cứ tiếp tục nuôi trồng mà không có gì để tạo điểm khác biệt với nông sản Trung Quốc thì nông dân Đà Lạt sẽ phải tiếp tục với những rủi ro do loại thực phẩm này gây ra. Không thể trách người tiêu dùng không biết cách phân biệt sản phẩm bởi không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm để biết được rằng củ khoai tây này và những củ khoai tây khác củ nào sẽ không có hóa chất.
Theo như ông Nguyễn Văn Sơn, giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng thì: “ Rất khó xử lý tình trạng thương lái trộn đất giả mạo nông sản Trung Quốc thành nông sản Đà Lạt, hành động này không cấu thành hành vi tội phạm bởi không có luật cấm, trừ khi phát hiện các mặt hàng nhập không rõ nguồn gốc và kiểm tra vượt mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mới tịch thu và xử phạt hành chính.”
Cách duy nhất để bảo vệ nông sản Đà Lạt lúc này chính là sử dụng tem truy xuất nguồn gốc nông sản của iCheck để minh bạch thông tin liên quan đến rau củ quả từ cách nuôi trồng, chăm sóc cho tới khâu thu hoạch hoặc đưa ra thị trường với người mua.
Việc sử dụng loại tem này có nghĩa là nông dân tại Đà lạt đã tiếp cận được với công nghệ thông minh, hiện đại thời kỳ 4.0 mang tên Blockchain. Là một mạng lưới lưu trữ và bảo quản thông tin an toàn, blockchain chính là ẩn số mà các doanh nghiệp Việt đang tìm kiếm. Đây chính là công cụ hiệu quả hứa hẹn sẽ làm thay đổi toàn bộ thị trường Việt Nam, không còn xuất hiện những sản phẩm không nhãn mác, không có nguồn gốc xuất xứ mà thay vào đó là những thứ sản phẩm an toàn, chất lượng, người tiêu dùng có thể biết được toàn bộ quy trình chăm sóc, nuôi trồng hay chế biến, sản xuất để đánh giá chất lượng sản phẩm.