Tình hình hàng giả, nhái trôi nổi những tháng cuối năm 2018
Hàng giả, nhái có mặt ở mọi ngóc ngách
Thời điểm cận tết nguyên đán nói riêng và tổng kết tình hình kinh doanh trên thị trường trong năm vừa qua có thể thấy rằng hàng giả, hàng nhái có mặt ở mọi ngóc ngách của thị trường. Những vật dụng đơn giản, rẻ tiền cho đến những sản phẩm mang thương hiệu cao cấp cũng xuất hiện không ít hàng giả nhái buộc người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ quan chức năng phải đưa ra giải pháp chống hàng giả hàng nhái tối ưu nhất.
Ghé vào một cửa hàng thời trang bất kỳ bạn cũng chẳng thấy ngạc nhiên khi có quá nhiều chủng loại sản phẩm với mẫu mã khác nhau nhưng giá lại vô cùng rẻ. Thậm chí có những sản phẩm còn gắn mác của các thương hiệu lớn như Zara, H&M hay Uniquo, Mango…
Hàng giả, nhái dường như đang sống cùng với người tiêu dùng trong từng nhịp “thở” bởi chai nước súc miệng, lọ kem đánh răng hay chiếc bàn chải bạn sử dụng mỗi sáng thức dậy cũng có thể là hàng giả, nhái, chúng không những không thể bảo vệ “hơi thở” của bạn mà còn khiến bạn gặp nhiều khó khăn hơn với cả đống bệnh về răng miệng có thể nảy sinh.
Giày dép, túi xách, kính mắt hay các loại mỹ phẩm của các thương hiệu lớn trên toàn cầu cũng tìm thấy dễ dàng tại nhiều khu chợ sinh viên mà chẳng cần đặt hàng trên trang web chính hãng hay nhờ người quen mua tận nơi. Chỉ cần bỏ ra vài trăm ngàn là bạn đã sở hữu “hàng tá” sản phẩm mang thương hiệu quốc tế như: Gucci, Dior, Chanel hay Versace
Cũng theo chị H, hiện nay nhiều người lại thích mua hàng qua mạng hơn. Chợ online thời điểm này cũng rất nhộn nhịp và sôi động với đủ các mặt hàng. Điểm thu hút người mua ở chợ mạng là người bán hay “canh được hàng sale” của các thương hiệu lớn nên giá cực rẻ. Chẳng hạn như vào facebook cá nhân của chị L.K, hiện có sản phẩm son Mac sale giá chỉ 299.000 đồng/thỏi, hay nhiều sản phẩm quần áo, giày dép của các thương hiệu lớn cũng sale còn 1/2 thậm chí 1/3 giá công bố…
Quả thực giá quá rẻ cho một thương hiệu đã phải mất vài chục năm để xây dựng uy tín, thương hiệu. Nhưng không chỉ thương hiệu chính hãng đánh mất tên tuổi mà chính người tiêu dùng rồi người bán sẽ phải trả giá cho hành vi tiêu thụ hàng giả của mình.
Người tiêu dùng sẽ đánh mất cả sức khỏe và tiền bạc cho những sản phẩm có chất lượng kém, được tạo nên từ những thành phần độc hại. Người bán thì đúng là tự hại lẫn nhau, người bán quần áo giả thì mua phải thực phẩm bẩn, thực phẩm không có tem truy xuất nguồn gốc dẫn đến ngộ độc, thậm chí là mang “ổ bệnh” về cho gia đình ngược lại thương lái buôn thực phẩm bẩn sẽ phải sử dụng những sản phẩm nhái gây bệnh cho cơ thể.
Như vậy là hàng giả, nhái đưa vào thị trường nước ta thì không ai khác người chịu thiệt thòi chính là bản thân người trực tiếp sử dụng và người bán. Điều này cũng khiến kinh tế thị trường sụt giảm nhanh chóng, đánh mất uy tín và cơ hội xâm nhập vào thị trường quốc tế để nâng cao thương hiệu Việt.
Cơ quan chức năng làm gì?
Nhiều người tỏ ra bức xúc vì không thấy tình trạng này giảm sút mà còn gia tăng nhanh chóng và chất vấn cơ quan chức năng chưa làm tốt nhiệm vụ của mình. Vậy nhưng liệu do cơ quan quản lý chưa có các xử lý hay do chính bản thân người tiêu dùng quá “dễ dãi” và “thờ ơ”?
Quá nhiều trường hợp đã bị bắt và xử lý khi đưa hàng giả, nhái vào thị trường hay việc nhiều cơ sở sử dụng tem chống giả nhái để đánh lừa người tiêu dùng. Điển hình như ngày 6/11 đội quản lý thị trường số 12 đã kiểm tra một cơ sở sản xuất không tên tại quận 12, TPHCM và tạm giữ 1.000 chai mỹ phẩm không xuất trình được giấy tờ liên quan.
Cụ thể, cơ sở này sản xuất sữa dưỡng thể nhưng lại ghi nhãn mác “made in Thailand” trên vỏ hộp. Nguy hiểm hơn, nguyên liệu để sản xuất sữa dưỡng thể này là nguyên liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc, sau đó dùng máy trộn rồi sang chiết đóng vào chai, dán nhãn bắt mắt và đưa ra thị trường. Thực tế số vụ quản lý thị trường bắt tại xưởng hay bắt tại điểm bán hàng không hề ít.
Xem thêm: Doanh nghiệp và người tiêu dùng cần tham gia chống hàng giả?
Tại hội thảo mới đây về vấn đề hàng giả, nhái tại Việt Nam, ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cũng phải thừa nhận: “phương thức thủ đoạn vi phạm sở hữu trí tuệ, sản xuất hàng giả, hàng nhái ngày càng tinh vi. Hàng giả sản xuất trong nước, hàng giả sản xuất từ nước ngoài đưa vào Việt Nam bất hợp pháp đang làm đau đầu các cơ quan chức năng. Việc tăng cường thanh kiểm tra là tất yếu, nhưng chỉ một mình cơ quan chức năng thôi chưa đủ, mà cần phải có sự chung tay của người tiêu dùng”.