5 Bí kíp xây dựng chiến lược Marketing dịp tựu trường
Năm học mới đã đến cũng là thời điểm các nhãn hàng đang nỗ lực thực hiện các chiến lược marketing nhằm nắm bắt tâm lý người tiêu dùng vào “mùa tựu trường”. “Mỏ vàng” béo bở là thế, nhưng nếu các nhãn hàng không biết đào đúng cách, sẽ rất khó khăn trong việc thu hút những khách hàng tiềm năng này…
Nếu doanh nghiệp của bạn đang bán những sản phẩm, dịch vụ nhắm tới đối tượng học sinh/ sinh viên, bạn chắc chắn đã nhận thức được tầm quan trọng của mùa mua sắm kinh điển này. Để giúp bạn tận dụng thời cơ, iCheck đưa ra các gợi ý về cách xây dựng chiến lược marketing để bứt phá doanh thu trong giai đoạn này.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập tới các xu hướng mua sắm chính trong mùa tựu trường và các gợi ý để giúp doanh nghiệp của bạn bứt phá doanh thu trong mùa tựu trường này!
1. Xu hướng trong mùa tựu trường mà các doanh nghiệp cần biết
– Nhu cầu mua sắm các mặt hàng dịp tựu trường gia tăng: Trên thực tế, người mua hàng đang chi tiêu ngày càng nhiều hơn mỗi năm cho các mặt hàng dịp tựu trường. Theo báo cáo năm 2022 của Liên đoàn bán lẻ quốc gia Mỹ, tổng chi tiêu dịp tựu trường cho quần áo, giày dép, phụ kiện, đồ dùng học tập, đồ điện tử và các mặt hàng liên quan đến máy tính đạt $36,9 tỷ.
– Thời gian mua sắm: Một cuộc khảo sát cho thấy 73% người tiêu dùng dự định mua sắm sớm 1 đến 2 tháng trước khi vào năm học.
– Người mua hàng đang trải nghiệm trên trực tuyến: Trong thời đại kỹ thuật số, các kênh trực tuyến đã trở thành một trong những đích đến của người mua hàng. Theo khảo sát của PowerReviews năm 2022, 71% số người được hỏi cho biết đã mua hàng tạp hóa trên trực tuyến.
2. Bí kíp giúp nhãn hàng bứt phá doanh thu mùa tựu trường
2.1. Đưa hình ảnh liên quan đến trẻ em và thanh thiếu niên vào quảng cáo
Mùa tựu trường là của học sinh, nhóm này chủ yếu trong khoảng từ 6 – 18 tuổi. Doanh nghiệp có thể đưa hình ảnh học sinh, trẻ em vào trong những quảng cáo của mình sẽ làm cho các phụ huynh nhìn nhận 1 cách thực tế hơn về sản phẩm.
2.2. Hài hòa giữa 2 yếu tố Giá cả và Chất lượng
Có một sự thật là mặc dù các sản phẩm mùa tựu trường thường thiên về cho học sinh, sinh viên sử dụng, nhưng người quyết định mua hàng và có khả năng chi trả lại là cha mẹ của họ. Trong khi phụ huynh ưa thích những sản phẩm dùng tốt, giá cả phải chăng (vì họ muốn tối ưu hóa chi phí) thì người trẻ lại muốn những mẫu mã bắt mắt, thiết kế bắt “trend” và phải thể hiện được tính cá nhân hóa của họ.
Điều này tức là các nhãn hàng không nên chỉ khai thác yếu tố thời thượng nhằm thu hút bạn trẻ, mà còn cần tạo dựng niềm tin thương hiệu trong mắt các bậc phụ huynh. Ví dụ khi lên kế hoạch nội dung, ngoài những quảng cáo thu hút người trẻ, các nhãn hàng cũng nên tập trung vào tính hữu ích như cung cấp những đặc điểm nổi trội của sản phẩm, check-lists những đồ chuẩn bị cho năm học mới, so sánh các sản phẩm của các thương hiệu khác nhau, chương trình khuyến mại…
2.3. Tiếp thị qua người nổi tiếng, quảng cáo sản phẩm qua hình thức “Give away”
Chúng ta thường thấy có một số Youtuber, người nổi tiếng tổ chức những buổi Tặng quà – Give Away. Đây vừa là động thái để tăng tính tương tác giữa người nổi tiếng (Influencers) và fans, vừa là cách để họ nói về công dụng của những sản phẩm được tặng đi. Vậy nên thay vì quảng cáo lộ liễu, các nhãn hàng nên tài trợ cho những người này để quảng bá cho sản phẩm. Người trẻ (học sinh, sinh viên) đặc biệt hứng thú khi thấy thần tượng của họ đánh giá, review về các món đồ đi học, mỹ phẩm, quần áo,…. Do đó cách này có thể giúp truyền thông cho sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp một cách hiệu quả.
2.4. Sale theo kiểu “Càng giỏi càng được giảm giá”
Mùa tựu trường, là ngay sau các kỳ thi quan trọng như thi đại học, thi chuyển cấp. Vì vậy, doanh nghiệp có thể ứng dụng kiểu khuyến mãi theo số điểm thi của học sinh “Càng giỏi càng được giảm giá”. Việc này sẽ khiến người mua sẽ cảm thấy tự hào về bản thân hoặc con em mình, và đó cũng là cách giúp kích thích việc mua hàng của phụ huynh dành cho con em mình.
2.5. Ứng dụng gamification trong các chiến dịch khuyến mãi
Gamification hay còn được biết đến là “game hóa” là việc ứng dụng một cách thực tế những cơ chế của game vào hoạt động marketing, giáo dục hay quản trị. Việc ứng dụng khéo léo các cơ chế hoạt động của trò chơi như một hệ thống: nhiệm vụ, tạo sự may mắn, tiến triển, thành quả đạt được,… sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy thú vị, từ đó giúp thương hiệu của bạn khắc sâu vào tâm trí khách hàng (Mind of customer).
Ứng dụng gamification trong các chiến dịch khuyến mãi mùa tựu trường, giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút học sinh, sinh viên. Doanh nghiệp sẽ đem đến cho khách hàng những trải nghiệm ấn tượng, thú vị, giúp tăng thêm hứng thú của họ, đồng thời làm tăng thêm uy tín, niềm tin vào doanh nghiệp, quyết định gắn bó lâu dài, trung thành với doanh nghiệp hơn.
Một trong những cách triển khai Gamification phổ biến là sử dụng QR Code. Thay vì những kịch bản quen thuộc như mua hàng nhận phiếu bốc thăm trúng thưởng, mua hàng nhận thẻ cào quà tặng, mua hàng đủ số lượng sẽ nhận quà tương ứng …với QR code doanh nghiệp còn có thể lựa chọn những kịch bản mới lạ như Vòng quay may mắn nhờ ứng dụng Gamification.
Do QR Code tạo ra hành động quét có thể đo lường và tự động ghi nhận dữ liệu trên hệ thống quản lý, nên thông tin của khách hàng cũng đồng thời được doanh nghiệp lưu trữ để tiếp tục được tích điểm khi mua hàng cũng như nhận các chương trình riêng cho họ về sau. Nhờ vậy người tham gia không phải lưu trữ các loại thẻ vật lý mà vẫn yên tâm được tích điểm đầy đủ trên hệ thống của doanh nghiệp.
Hiện nay ở Việt Nam đã có không ít doanh nghiệp ứng dụng QR code trong triển khai các chương trình khuyến mại, chương trình khách hàng thân thiết – Loyalty Program.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm một công cụ hỗ trợ triển khai chương trình khuyến mãi hiệu quả, hãy liên hệ ngay với iCheck để được tư vấn miễn phí nhé!