Đăng ký thành công

Tại sao rau củ quả Trung Quốc xuất hiện tràn lan trên thị trường?

Thứ tư, 16/01/2019, 9:47 1359 Views
blank

Rau củ quả Trung Quốc tràn lan thị trường Việt

Người Việt chi đến 58 tỷ đồng/ngày cho rau củ quả Trung Quốc

Mặc dù số lượng rau củ hay trái cây trong nước không phải “nghèo nàn” bởi thời tiết, khí hậu khá là ưu đãi. Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt lại có xu hướng lựa chọn các loại trái cây “nhập khẩu” từ Trung Quốc nhiều hơn.

Theo thống kê ban đầu cho đến tháng 6/2018 thì mỗi ngày người Việt sẽ bỏ ra khoảng 91 tỷ đồng để mua và sử dụng các loại rau củ quả nhập khẩu. Trong đó, lượng rau củ quả nhập về từ Thái Lan và Trung Quốc chiếm đến 64% tổng kim ngạch nhập mặt hàng này. Như vậy, bình quân mỗi ngày người Việt đã chi tiêu đến 58 tỷ đồng cho các loại rau củ quả Trung Quốc.

Đường đi của rau củ quả Trung Quốc phần lớn là tiểu ngạch, bán đổ sang các chợ đầu mối và được thương lái Việt Nam xé lẻ về các chợ nhỏ lẻ. Hiện, hoa quả Trung Quốc xuất hiện hầu khắp các chợ Việt, len lỏi đến các vùng nông thôn và có giá rẻ.

Những loại thực phẩm được thương lái nhập về từ Trung Quốc qua con đường này rất khó kiểm soát về chất lượng vì vậy dễ xuất hiện những mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng kém hay sử dụng lượng hóa chất cao hơn so với quy định.

Người Việt chi đến 58 tỷ đồng/ngày cho rau củ quả Trung Quốc

Thêm vào đó, người tiêu dùng cũng không thể nhận biết rau củ Trung Quốc chỉ đơn thuần bằng mắt thường được vì việc làm này khá mất thời gian. Chưa kể đến việc rau củ được bày bán tràn lan không có tem truy xuất nguồn gốc, nhãn mác hay bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ.

Thực phẩm Trung Quốc nhìn bề ngoài có vẻ rất tươi ngon, xanh sạch và bắt mắt bởi màu sắc và kích thước của chúng quá vượt trội so với Việt Nam. Nhưng chúng lại tiềm ẩn những nguy cơ gây bệnh không thể lường trước được.

Bạn ăn một bó rau và nghĩ rằng: “ Ôi chỉ là một bó rau thôi có nghiêm trọng vậy không?” Nhưng nếu bạn ăn thêm nhiều bó rau cũng như thế nữa thì bạn sẽ nghĩ gì? Liệu cơ thể có kịp thải độc ra ngoài trước khi chất độc khác lại liên tiếp nạp vào cơ thể mỗi ngày hay mỗi giờ?

Cơ thể của chúng ta chưa thể làm được những điều “vĩ đại” như vậy đâu, nếu bạn có thể tự giải độc thì còn cần gì đến bác sĩ hay bệnh viện. Những loại hóa chất hay chất bảo quản tồn tại trong từng cọng rau, cái lá hay thân rau cũng sẽ là chất độc nếu tích tụ quá nhiều theo thời gian.

Lý do gì khiến rau củ Trung Quốc được “ưa chuộng” ?

Có bao giờ bạn từng đặt câu hỏi tại sao rau củ Trung Quốc lại tràn lan trên thị trường mà không có dấu hiệu suy giảm không?

Giá rẻ

Không thể phủ nhận được mức giá rẻ đến bất ngờ của rau củ Trung Quốc so với nhiều loại rau củ khác trên thị trường Việt. Bởi thế không chỉ thương lái mà ngay cả người tiêu dùng cũng có xu hướng sử dụng loại thực phẩm này.

Do vận chuyển qua con đường tiểu ngạch nên thực phẩm Trung Quốc vừa không phải chịu các loại thuế quan của Nhà nước mà còn dễ dàng vận chuyển về thị trường Việt nên không tốn quá nhiều chi phí.

Rau củ quả Trung Quốc nhập về Việt Nam do giá rẻ

Chính vì lý do này mà thương lái không tiếc công sức để đưa được thực phẩm Trung Quốc về bán cho người tiêu dùng. Thậm chí, hầu hết lượng rau củ Trung Quốc hiện nay chiếm hơn một nửa trên thị trường.

Lợi nhuận lớn

Không có thương lái nào có thể bỏ qua lợi nhuận khi lựa chọn mặt hàng nào đó để kinh doanh. Rau củ Trung Quốc cũng vậy, khi bán ra thị trường người tiêu dùng đã cảm thấy 10.000 – 15.000/kg cam là quá rẻ nhưng nếu biết giá nhập vào của chúng chỉ từ 2.000 – 3.000 đồng/kg thì không biết thái độ của người tiêu dùng sẽ ra sao.

Thương lái được lợi nhuận lớn từ rau củ quả Trung Quốc

Người ta luôn thắc mắc tại sao rau củ Trung Quốc rẻ vậy còn những loại rau củ Việt có tem truy xuất nguồn gốc lại có giá cao gấp 4, 5 lần. Xin thưa rằng cái gì cũng phải có sự trả giá, rau rẻ thì người dùng phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật bởi chỉ có người bán là được hưởng lợi còn rau sạch, nguồn gốc rõ ràng phải mất nhiều chi phí cho toàn chuỗi cung ứng thì đương nhiên giá cả sẽ phải có sự chênh lệch hơn.

Bởi vậy mới nói, người tiêu dùng đang chọn “tiền” thay vì lựa chọn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

blank