Đăng ký thành công

4 kênh phân phối hiệu quả doanh nghiệp nào cũng cần biết

Thứ tư, 08/03/2023, 9:00 1808 Views
blank

Với sự phát triển của các mô hình phân phối hiện đại, chưa bao giờ doanh nghiệp có nhiều kênh bán hàng với đa dạng các điểm chạm khách hàng đến thế. Các nhà tiếp thị có thể chọn một kênh phân phối duy nhất hoặc một số kênh khác nhau phụ thuộc vào từng ngành hàng.

Dưới đây là 4 kênh phân phối doanh nghiệp nào cũng cần biết để tiếp cận nhiều khách hàng hơn:

1. Kênh bán trực tiếp

Các công ty có thể bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp cho khách hàng thông qua các cửa hàng, trang web hoặc cửa hàng trên sàn thương mại điện tử. Một số lợi ích của bán hàng trực tiếp bao gồm:

– Tăng sự tin tưởng: Khách hàng có thể cảm thấy gần gũi và tin tưởng hơn với doanh nghiệp vì họ biết rõ nguồn gốc sản phẩm.

– Kiểm soát tốt hơn trải nghiệm của khách hàng: Bán hàng trực tiếp cho phép doanh nghiệp kiểm soát tất cả các khía cạnh của việc phân phối sản phẩm và trải nghiệm của khách hàng. Vì khách hàng luôn giao dịch trực tiếp với nhà cung cấp nên dễ dàng giải quyết những vấn đề phát sinh hơn.

– Hiệu quả về chi phí: Các doanh nghiệp tiết kiệm được số tiền mà họ có thể chi cho các dịch vụ từ các nhà phân phối hoặc người bán bên thứ ba. Do đó, họ có thể hạ giá để đạt được lợi thế cạnh tranh.

flagship store
Cửa hàng Flagship cũng có thể coi là 1 kênh bán hàng trực tiếp của hãng

2. Kênh phân phối gián tiếp: Bán lẻ

Bán lẻ là một trong những kênh phân phối phổ biến và hiệu quả nhất. Các nhà bán lẻ bao gồm siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng đặc sản, cửa hàng tạp hóa. Một số lợi ích của việc sử dụng một nhà bán lẻ bao gồm:

– Tương tác sản phẩm: Khi người tiêu dùng mua hàng từ các nhà bán lẻ, họ có thể trực tiếp xem các mặt hàng trông như thế nào và thậm chí kiểm tra chúng sẽ mang lại cho người tiêu dùng sự tin tưởng.

– Chiến lược xúc tiến đa dạng: Các nhà tiếp thị có thể làm việc với các nhà bán lẻ về vị trí trưng bày sản phẩm và tài liệu quảng cáo để làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn.

– Tăng đối tượng: Người mua thường trung thành với các nhà bán lẻ thân thiết ví dụ như chuỗi cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng tạp hóa gần nhà. Các công ty bán sản phẩm của họ thông qua các nhà bán lẻ có thể tận dụng lòng trung thành này, để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

1678173 Blog The Retail Game Changer v2

3. Kênh phân phối gián tiếp: Bán buôn

Các nhà bán buôn mua và bán hàng với số lượng lớn. Đây là một mắt xích trong chuỗi phân phối tiếp thị, bán sản phẩm tới các cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên, một số nhà bán buôn cũng bán trực tiếp cho khách hàng lẻ thông qua các cửa hàng trực tuyến. Nếu sản phẩm của bạn phù hợp với việc bán số lượng lớn, ví dụ như các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), bạn có thể cân nhắc phân phối thông qua nhà bán buôn. Xem thêm về kênh phân phối cho ngành FMCG:

Một số lợi ích của việc sử dụng các nhà bán buôn bao gồm:

– Hiệu quả: Vì các nhà bán buôn mua và bán với số lượng lớn nên họ có thể giúp các doanh nghiệp vận chuyển sản phẩm của mình một cách hiệu quả.
– Lưu trữ dễ dàng hơn: Nhà bán buôn lưu trữ sản phẩm tại kho riêng của họ, điều này giúp tiết kiệm cho doanh nghiệp chi phí duy trì cơ sở lưu trữ.
– Mạng lưới được thiết lập: Các nhà phân phối luôn có mạng lưới các nhà bán lẻ “thân thiết” mà họ có thể khuyến khích mua sản phẩm mới hoặc mua nhiều hơn. Tận dụng được mạng lưới này, doanh nghiệp sẽ thiết lập được đầu ra ổn định cho sản phẩm.

4. Kênh phân phối độc quyền

Thỏa thuận phân phối độc quyền tức là chỉ cho phép sản phẩm và dịch vụ được cung cấp từ một kênh phân phối của bên thứ ba. Trong khi phân phối rộng rãi mang lại lợi ích cho các sản phẩm giá cả phải chăng, thì phân phối độc quyền là một lựa chọn phổ biến đối với hàng xa xỉ. Một số lợi ích của việc sử dụng phân phối độc quyền bao gồm:

– Kiểm soát tốt hơn: Doanh nghiệp có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với việc phân phối sản phẩm khi giao dịch với một kênh duy nhất. Họ có thể tạo ra các hướng dẫn nghiêm ngặt cho nhà phân phối để khách hàng của họ có trải nghiệm tốt nhất.

– Các điều khoản tốt hơn: Các nhà phân phối muốn có các giao dịch độc quyền, vì vậy họ có nhiều khả năng đàm phán các điều khoản tốt hơn với các công ty cung cấp các hợp đồng này.

Tạm kết

Kênh phân phối đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược marketing của doanh nghiệp. Từ đó quyết định đến lợi nhuận, doanh thu của doanh nghiệp. Hy vọng những chia sẻ trên của iCheck sẽ giúp bạn biết được các mô hình kênh phân phối phổ biến hiện nay và xây dựng kênh phân phối phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

 
blank