“Bắt vía” những chiêu lừa đảo khi đi lễ chùa đầu năm
Giả thân để cướp tiền
Đây là chiêu trò thường thấy tại các nơi đông người nhất là tại các lễ hội, chùa chiền. Bạn sẽ nghĩ rằng sẽ thật tuyệt vời nếu đi du xuân lại có những người bạn xa lạ tốt bụng nhưng sự thật rất phũ phàng đó là điểm yếu là cơ hội để người khác dê dàng lừa bạn, bạn nên cẩn thận với những mối tình chớp nhoáng sẽ làm cho đồ đạc của bạn bốc hơi trong tích tắc.
Móc túi
Để tránh tình trạng này tốt nhất bạn nên bỏ những chiếc ví tiền vào túi phía trước quần của mình hoặc đeo ba lô, túi sách để ngang trước ngực nếu bạn làm vậy sẽ hạn chế tối đa việc bị móc túi khiến cho những tên trộm sẽ thôi hi vọng và không chọn làm mục tiêu tấn công.
Mua phải hàng trôi nổi
Tất cả mọi người đều chuẩn bị đồ ăn thức uống trước một chuyến đi cúng lễ hay đi du xuân xa. Lúc này mọi người rất dễ mua phải hàng giả hàng nhái, hàng trôi nổi. Khi mua bất kì sản phẩm gì, hãy xem liệu có bất kỳ hình ảnh nhãn, biên lai, quốc gia sản xuất và thiết kế sản phẩm nào không. Hãy thử và so sánh nó với cùng một sản phẩm trên trang web của thương hiệu để phát hiện bất kỳ sai lệch nào.
Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng truy xuất mã vạch có thể giúp người tiêu dùng kiểm tra xuất xứ của sản phẩm, chỉ cần bạn thận trọng hơn trong quá trình mua sắm, luôn dành ra vài dây để check mã vạch sản phẩm là mọi chuyển đều ổn.
Ăn xin tại chùa
Cứ sau Tết Nguyên đán, tình trạng ăn xin ở những chốn tâm linh như đền, đình, chùa lại diễn ra phổ biến. Thậm chí nhiều đối tượng thành lập cả “cái bang” để thuận lợi cho hoạt động. Thực chất đây là những người khoẻ mạnh, giả danh tàn tật, bệnh tật để xin tiền của mọi người. Họ nằm, ngồi vạ vật ngay cửa ra vào các chốn tâm linh hay ngay cổng gửi xe.
Không chỉ vậy, nhiều trẻ em đang ăn xin trên đường phố thực chất là các “con rối” trong các đường dây chăn dắt trẻ ăn xin. Để trở thành “cái bang”, chúng sẽ được các ông bà chủ gom nhặt và trải qua những khóa “huấn luyện” kinh hoàng, được dạy cho các mánh lới kiếm tiền hoặc bị làm cho tàn tật, để rồi bị lạm dụng cả về tinh thần lẫn thể chất.
Tại một số thành phố lớn khác, cũng không khó để tìm thấy những đứa trẻ “tàn tật” ngồi bất động trên xe lăn, được “mẹ” đẩy đi hoặc được địu cheo veo trước ngực “mẹ” để đi bán rong kẹo, tăm, hàng xén, băng đĩa… – những món hàng có giá trị nhỏ nhưng được bán với giá cắt cổ vì chạm vào lòng thương của người khác. Đó có lẽ cũng là một kiểu ăn xin trá hình.
Cầm hộ đồ
Bạn vô tình sẽ trở thành tội phạm nếu xách hộ đồ cho một ai đó mà không biết chính xác trong túi, vali có chứa gì, có qúa nhiều trường hợp dở khóc dở cười như vậy nên các bạn đề phòng, chỉ nên cầm hộ nếu cảm thấy tin tưởng quen biết và hơn nữa trong túi đồ không chưa các chất cấm nhé.
Trong cuộc sống hiện đại nhất là trong không gian tâm linh, thật khó để có thể phân biệt được thật giả, đúng sai một cách hoàn toàn chính xác. Nhiều người khi gặp hoàn cảnh thương tâm đã không tiếc tiền chi ra, với mong muốn giúp đỡ họ vơi bớt phần nào khó khăn.
Nhưng thực tế, nhiều khi việc cho tiền hay kết bạn không đúng chỗ lại vô tình là một hành động tiếp tay cho kẻ xấu mưu lợi bởi đằng sau những số phận đáng thương kia lại là cả một câu chuyện dài, có khi là những màn kịch được tạo dựng khéo léo để lấy nước mắt, xin sự bố thí của người qua đường. Bởi vậy, mọi người cần phải thật tỉnh táo mỗi khi gặp những hoàn cảnh đáng thương, muốn rút ví cho tiền.