Đăng ký thành công

Bí kíp tối ưu chiến lược phân phối để tăng đơn hàng

Thứ ba, 14/03/2023, 9:00 996 Views
blank

Mục đích chính của tất cả doanh nghiệp là đưa càng nhiều hàng hóa của họ đến thị trường mục tiêu càng tốt. Và chiến lược phân phối được tối ưu hóa không chỉ có thể hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng hiệu quả, mà còn cả việc giữ chân và thu hút khách hàng. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng một chiến lược phân phối hiệu quả?

Hãy cùng iCheck điểm qua những bí kíp tối ưu chiến lược phân phối doanh nghiệp nào cũng cần biết để tăng đơn hàng.

1. Chọn đúng kênh

Doanh nghiệp phải quyết định cách hiệu quả nhất để phân phối sản phẩm đến khách hàng của mình. Để đưa ra quyết định đúng đắn, nhà quản lý cần dựa vào càng nhiều dữ liệu khách hàng càng tốt để trả lời những câu hỏi sau:

– Khách hàng của bạn thích mua sắm như thế nào, khi nào và ở đâu?

– Nếu bạn không phải là nhà sản xuất, bạn có thể lấy sản phẩm của mình từ đâu?

– Người dùng cuối có thể cần bao nhiêu hỗ trợ sau mua hàng? Các nhà bán lẻ hoặc nhà cung cấp bên thứ ba có thể cung cấp dịch vụ này không?

– Bạn có cần khám phá các kênh khác nhau cho các sản phẩm cụ thể không? Hoặc ở các khu vực địa lý hoặc lãnh thổ khác?

Article 11 Header Different dist channel 1024x576 1

Khi xác định chiến lược phân phối, doanh nghiệp cần xem xét về các mục tiêu thương mại, ngân sách và các kế hoạch trong tương lai. Chẳng hạn, nếu người tiêu dùng thích mua loại sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng (đặc biệt với các mặt hàng như xe máy, ô tô). Nhà quản lý nên tập trung xây dựng các cửa hàng chính hãng, thay vì dồn toàn bộ nguồn lực xây cửa hàng trên trang thương mại điện tử.

2. Cân bằng và sắp xếp các kênh phân phối

Doanh nghiệp thường chọn nhiều hơn một kênh phân phối, vì vậy bạn phải đảm bảo rằng chúng được điều phối phù hợp. Mỗi kênh phải phục vụ một mục đích cụ thể, nếu không thì không cần thiết. Tuy nhiên, những gì doanh nghiệp bạn cung cấp cho khách hàng thông qua tất cả các kênh phải đồng bộ và phù hợp.
Giá cả và khuyến mãi trên các kênh phải được cân bằng cẩn thận. Vì nếu có sự khác biệt quá lớn, khách hàng sẽ nhanh chóng nhận ra và dồn sang kênh có giá/ khuyến mãi tốt hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc vận hành của cả hệ thống phân phối.

onl vs off

3. Minh bạch thông tin giữa các bộ phận

Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng tất cả các bộ phận của kênh phân phối đều chia sẻ thông tin. Chẳng hạn, các đại lý phải biết về các chương trình khuyến mãi tiếp thị cho các sản phẩm cụ thể. Nhân viên bán hàng của bạn phải được thông báo về các vấn đề hậu cần – đặc biệt nếu chúng khiến việc giao một số mặt hàng trở nên khó khăn hơn. Để làm được việc này, doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống thông tin chung cho phép tất cả các bộ phận có thể tiếp cận.

4. Xây dựng và nuôi dưỡng mạng lưới của bạn

Xây dựng và nuôi dưỡng mạng lưới các đối tác sẽ là bước thực hiện hóa chiến lược phân phối. Trong việc tạo dựng các kết nối này doanh nghiệp nên chú trọng đến việc đưa ra chính sách hợp tác phù hợp cũng như nhưng cách thức tránh hiện tượng gian lận đại lý, bán phá giá hoặc tràn hàng. Những vấn đề này nếu không được xử lý tốt sẽ có thể dẫn tới đứt gãy kênh phân phối của doanh nghiệp. Một trong những cách giúp đối tác phân phối sẵn sàng bán sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn là cắt chiết khấu trên từng sản phẩm bán ra cho họ.

Xem thêm về cách doanh nghiệp làm chương trình khuyến mãi cho người bán hàng: 

5. Đánh giá và cải thiện chiến lược của bạn

Ngay cả khi đã có chiến lược phân phối được tối ưu hóa, nhà quản lý vẫn luôn phải theo dõi và đánh giá từng hoạt động liên tục. Điều đó có nghĩa là tiếp tục thu thập dữ liệu khách hàng. Đăng ký hoặc mua thử để xem các kênh phân phối đang hoạt động như thế nào, có gặp lỗi không. Liên tục đánh giá chiến lược cho phép nhà quản lý thực hiện các cải tiến kịp thời phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của khách hàng.

Cung cấp đúng dòng, vào đúng thời điểm, bằng phương pháp tốt nhất là nền tảng để thành công. Đó là lý do tại sao việc phát triển một chiến lược phân phối được tối ưu hóa là điều cần thiết.

blank