Những lĩnh vực nào có thể ứng dụng công nghệ Blockchain?
Công nghệ blockchain và lĩnh vực ứng dụng
Bán lẻ
Nếu doanh nghiệp chưa có ý định đưa blockchain vào bất kỳ lĩnh vực nào của mình thì quả là sai lầm bởi công nghệ này đang thực sự “chiếm sóng” trên thị trường và được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nếu biết đến ông lớn Warlmart trong ngành bán lẻ thì chắc chắn doanh nghiệp cũng phải bất ngờ vì công nghệ blockchain đã được ứng dụng vào chuỗi bán lẻ hiện nay của họ. Công nghệ này đã khiến hoạt động kinh doanh của Warlmart trở nên linh hoạt và nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với trước đây:
-
Warranteer: Đây là một ứng dụng blockchain cho phép người tiêu dùng dễ dàng truy cập để biết được thông tin về sản phẩm mà mình đã lựa chọn và nhận hỗ trợ dịch vụ trong trường hợp có trục trặc về sản phẩm
-
Blockpoint: Doanh nghiệp có thể đơn giản hóa việc tạo ra các hệ thống thanh toán và chấp nhận ví điện tử hay chương trình khách hàng thân thiết, thẻ quà tặng và nhiều chức năng khác.
-
Loyyal: Bằng việc ứng dụng công nghệ blockchain và hợp đồng thông minh, dịch vụ khách hàng thân thiết cho phép người dùng tích điểm thưởng từ nhiều thương hiệu khác nhau.
Chuỗi cung ứng và logictics
-
IBM Blockchain: Rất nhiều doanh nghiệp đang có dự định đưa công nghệ này vào chuỗi cung ứng của mình bởi nó có khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ nguyên vật liệu thô cho đến hoạt động phân phối. Mọi thông tin trong chuỗi cung ứng khi đã áp dụng công nghệ blockchain đều được minh bạch hóa bằng một hồ sơ chia sẻ quyền sở hữu và vị trí của các phần, các sản phẩm trong thời gian thực.
-
Food industry: Đây là mạng lưới thông tin từ nông dân cho tới các nhà bán lẻ, giúp theo dõi và kiểm soát các căn bệnh do thực phẩm gây ra, từ đó có thể cải thiện tính minh bạch và hiệu quả trong việc tìm ra các loại thực phẩm bị hư hỏng trong chuỗi cung ứng.
Dịch vụ tài chính
Cách đây không lâu, cơn sốt Bitcoin đã làm “náo loạn” thị trường giúp các doanh nghiệp Việt biết đến công nghệ blockchain nhiều hơn. Đồng tiền ảo Bitcoin cho phép trao đổi tiền mã hóa dễ dàng mà không tốn phí giao dịch. Công nghệ này dựa trên các hoán đổi nguyên tử (atomic swaps) – được xem là một công cụ vô giá để trao đổi các đồng tiền mã hóa và không cần phải có một bên thứ ba đáng tin cậy.
Được áp dụng vào dịch vụ tài chính như một nhà cung cấp giải pháp thanh toán toàn cầu bằng cách kết nối ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, doanh nghiệp và các giao dịch tài sản kỹ thuật số, cho phép giải quyết ngay tức thì theo nhu cầu trên toàn cầu chính là Ripple, một ứng dụng được tạo ra từ nền tảng công nghệ blockchain.
Doanh nghiệp Việt có nên đưa blockchain vào chuỗi cung ứng?
Trước thực trạng sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hay những vấn đề nhức nhối khác liên quan đến thị trường Việt như thực phẩm bẩn, thực phẩm trung quốc độc hại hay an toàn vệ sinh thực phẩm…khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào bế tắc thì việc làm thế nào để minh bạch thông tin của mình với người tiêu dùng lại trở nên vô cùng cần thiết. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn chưa thể tự đánh giá xem nguồn nguyên liệu tạo ra thành phẩm của mình có đảm bảo hay không mà chỉ được khẳng định chất lượng thông qua cam kết của nhà cung ứng.
Những khâu kiểm tra, giám định “đối phó” khiến người tiêu dùng mất dần niềm tin vào các thông tin về chất lượng được in trên bao bì sản phẩm. Điều này khiến sản phẩm của doanh nghiệp không có điểm gì khác biệt hay nổi bật hơn mà nhiều khi còn thua xa thông tin được cung cấp với những nguồn cung không rõ xuất xứ.
Bởi vậy nếu doanh nghiệp có thể tự đánh giá, “thẩm định” và kiểm tra chất lượng từng khâu của toàn bộ quá trình tạo thành phẩm thì chắc chắn lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ tăng nhanh chóng, đồng thời giá trị thương hiệu của thay đổi rõ rệt so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi từ phía đối tác, người tiêu dùng doanh nghiệp cần phải đưa ra được dẫn chứng trong từng sản phẩm đã được khẳng định của mình khi đưa ra thị trường. Bởi vậy, công nghệ blockchain vô cùng cần thiết, nhất là khi thị trường công nghệ 4.0 đang lên ngôi.
Đối với tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm của iCheck doanh nghiệp có thể minh bạch thông tin liên quan đến sản phẩm của mình với khách hàng và người tiêu dùng. Không chỉ thực hiện truy xuất nguồn gốc đơn thuần mà loại tem này còn được tích hợp cả tính năng của tem chống giả giúp doanh nghiệp ngăn chặn tình trạng hàng giả hàng nhái trên thị trường. Đồng thời, giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn những sản phẩm chất lượng, an toàn nhất.
Không chỉ ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc hay đồng tiền ảo bitcoin mà công nghệ blockchain còn được các doanh nghiệp trên thế giới mang vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm cải thiện tình trạng kinh doanh của mình.