Đồng hành cùng gạo hữu cơ Sepon trong truy xuất nguồn gốc
Chủ động đón đầu xu hướng ứng dụng công nghệ để thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản, Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị (Sepon Group) đáp ứng kịp thời yêu cầu xuất khẩu, nâng cao giá trị cạnh tranh của thương hiệu gạo Việt trên thị trường quốc tế.
Thách thức trong xuất khẩu gạo và cơ hội cho thương hiệu Việt
Nhiều năm qua, Việt Nam luôn đứng trong tốp đầu các quốc gia xuất khẩu gạo trên thế giới. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu không cao, tính cạnh tranh thấp vì chưa đáp ứng đúng yêu cầu về thông tin trên bao bì, như tên sản phẩm bao gồm tên thương mại và tên khoa học; phương pháp sản xuất; xuất xứ — những yêu cầu cơ bản để xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, EU. Do đó, nhiều cơ hội vào các thị trường này cũng như nâng tầm thương hiệu gạo Việt đã bị bỏ lỡ.
Sepon Group đẩy mạnh ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc
Nhận thấy việc triển khai truy xuất nguồn gốc cho gạo là yêu cầu cấp bách để đưa gạo Việt hội nhập sâu vào thị trường quốc tế, Sepon Group đã thực hiện truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm “Gạo hữu cơ Sepon” thông qua ứng dụng công nghệ blockchain và tiêu chuẩn GS1 toàn cầu. Theo ông Hồ Xuân Hiếu, Chủ tịch HĐQT Công ty Thương mại Quảng Trị, để sản xuất được hạt gạo hữu cơ đạt chuẩn xuất khẩu đến những thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu…, cần phải có sự nỗ lực và chuyên nghiệp ngay từ khâu làm đất, gieo cấy, canh tác, thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch với yêu cầu nghiêm ngặt, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế. Mà để thực hiện thành công việc này, không thể thiếu việc triển khai mô hình truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo hướng nông nghiệp 4.0, ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Hợp tác cùng iCheck để truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Vì vậy, doanh nghiệp đã bắt tay hợp tác với iCheck — công ty công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc — để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia và GS1 với giải pháp iCheck Trace, nhằm tăng giá trị cho sản phẩm gạo hữu cơ Sepon. Nhờ vậy, trong tương lai không xa, thương hiệu Gạo sạch Sepon Quảng Trị sẽ sớm có mặt trên kệ hàng trong siêu thị ở các nước Âu, Mỹ, góp phần nâng cao vị thế của nông sản Việt trên thị trường quốc tế.
Giải pháp truy xuất nguồn gốc và lợi ích cho chuỗi cung ứng
Nhờ thực hiện truy xuất nguồn gốc với iCheck, người tiêu dùng có thể tra cứu thông tin nguồn gốc của sản phẩm gạo hữu cơ Sepon chỉ bằng thao tác quét mã QR trên bao bì, đảm bảo minh bạch thông tin trong chuỗi cung ứng. Đồng thời, với hệ thống này, hợp tác xã, doanh nghiệp nắm được quy trình sản xuất, phân phối sản phẩm, từ đó quản lý đầy đủ hồ sơ nông trại, vùng sản xuất, nhà xưởng đóng gói, nhà máy chế biến theo tiêu chuẩn GS1 toàn cầu. Theo ông Hồ Xuân Hiếu, giải pháp iCheck Trace được xây dựng bài bản theo chuẩn quốc gia kết hợp với công nghệ blockchain, tận dụng lợi thế của công ty công nghệ giúp hệ thống minh bạch, ổn định, sử dụng thuận tiện. Vì vậy, ông Hiếu đánh giá cao giải pháp của iCheck và nhận định, giải pháp iCheck Trace sẽ góp phần giúp nông phẩm Việt nói chung và sản phẩm Gạo hữu cơ Sepon nói riêng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của các thị trường quốc tế.
Với iCheck Trace, người tiêu dùng và các bên trong chuỗi cung ứng không chỉ có thể tra cứu thông tin sản phẩm, còn có thể xem được các chứng nhận chất lượng, kết quả kiểm định sản phẩm, như chứng nhận hữu cơ quốc tế, tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Đây là tính năng rất cần thiết giúp các sản phẩm hữu cơ tạo được sự khác biệt trên thị trường, nâng cao niềm tin của người tiêu dùng.
Giấy chứng nhận sản phẩm Gạo hữu cơ Sepon hiển thị trên ứng dụng iCheck Trace
iCheck hỗ trợ doanh nghiệp nông sản trong việc truy xuất nguồn gốc
iCheck đã và đang hợp tác với nhiều Sở Nông nghiệp các tỉnh và tập đoàn lớn trên cả nước để triển khai Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia và chuẩn GS1 tại trace.icheck.vn. iCheck tự tin có thể hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị (Sepon Group) nói riêng triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách hiệu quả, góp phần thúc đẩy nông nghiệp sạch, minh bạch hóa thông tin sản phẩm, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản Việt trên thị trường quốc tế.