Đăng ký thành công

Nhãn hiệu liên kết là gì? Ví dụ? Đăng ký như thế nào?

Thứ Hai, 16/05/2022, 9:14 2713 Views

Để góp phần giúp các chủ thể doanh nghiệp chủ động hơn trong việc ngăn ngừa các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật cho phép các chủ thể kinh doanh đăng ký bảo hộ những nhãn hiệu liên kết. vậy nhãn hiệu liên kết là gì? Đăng ký như thế nào? Hãy cùng iCheck tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết sau đây nhé.

Nhãn hiệu liên kết là gì?

Nhãn hiệu liên kết (tiếng Anh là affiliated brand“) là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
(Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009)

nhãn hiệu liên kết là gì
Nhãn hiệu liên kết là việc đăng ký những nhãn hiệu hoặc các sản phẩm dịch vụ có sự tương đồng nhau.

Đặc điểm của nhãn hiệu liên kết

Dựa vào khái niệm trên thì nhãn hiệu liên kết có những đặc điểm sau:

– Thứ nhất, nhãn hiệu liên kết phải là nhãn hiệu phải cùng một chủ thể đăng ký, hay được hiểu như cùng một chủ sở hữu.

 – Thứ hai, affiliated brand phải thỏa mãn điều kiện sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhau. Nói dễ hiểu hơn, sẽ có 2 trường hợp xảy ra khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu liên kết. Một là nhãn hiệu phài có dấu hiệu trùng hoặc giống nhau về nhãn hiệu đã đăng ký trước đó. Hai là nhãn hiệu không trùng nhưng chúng được dùng cho sản phẩm, dịch vụ có sự liên quan với nhau. Sự liên quan ở đây được hiểu là những sản phẩm đó sẽ có những tính năng, công dụng có sự tương đồng nhau.

nhãn hiệu liên kết ví dụ
Ví dụ về một nhãn hiệu liên kết khá phổ biến (Vingroup)

Ví dụ về nhãn hiệu liên kết để mọi người dễ hiểu như nhãn hiệu Vinhomes, Vinmart, Vinschool,… Đây đều là những nhãn hiệu với chủ sở hữu là tập đoàn Vingroup. Tính liên kết được thể hiện rõ ràng về sự tương đồng nhau với bắt đầu nhãn hiệu bắt đầu bằng chữ “Vin”.

Ưu, nhược điểm khi đăng ký nhãn hiệu liên kết

Việc đăng ký nhãn hiệu có liên kết được đánh giá mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như được sử dụng độc quyền dấu hiệu có khả năng nhận biết cho các loại sản phẩm không cùng nhóm liên kết nếu chúng có liên quan đến nhau. Đồng thời, hình thức đăng ký nhãn hiệu này còn góp phần giúp cho người tiêu dùng có sự tin tưởng hơn khi sử dụng các loại hàng hóa có cùng nguồn gốc. Chính vì vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu sản phẩm không phải đầu tư nhiều vào hoạt động quảng cáo, hay tạo niềm tin với người dùng.

Tuy nhiên, với việc đăng ký nhãn hiệu liên kết cùng có hạn chế chính là có một sản phẩm bị mất uy tín, cũng sẽ kéo theo các nhãn hiệu được liên kết với nó cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu liên kết

Affiliated brand được biết đến là dạng nhãn hiệu đặc biệt. Vậy nên, việc quy trình đăng ký cũng sẽ có nhiều điểm khác biệt với việc nhãn hiệu thông thường. Điều kiện đăng ký như sau:

ví dụ nhãn hiệu liên kết
Doanh nghiệp cần phải nắm rõ những điều kiện để đăng ký nhãn hiệu liên kết

– Chủ sở hữu: Nhãn hiệu buộc phải cùng một chủ sở hữu đứng ra đăng ký mới có thể tạo thành nhãn hiệu liên kết ví dụ như trên. Tất cả phải được thỏa mãn quy định của luật SHTT năm 2005, đã được sửa đổi vào 2009.

– Đặc điểm của nhãn hiệu: Nhãn hiệu đăng ký phải tương tự hoặc trùng với nhau. Có nghĩa là các nhãn hiệu liên kết phải chí ít phải có sự liên quan hoặc có điểm chung ví dụ về nhãn hiệu liên kết của Vingroup trên khi các sản phẩm trên đều do chủ sở hữu đăng ký, đều bắt đầu bằng chữ “Vin”.

– Đặc biệt về phân loại: Nhãn hiệu này phải cùng nhóm hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ với nhau mà chủ thể có quyền đang thực hiện hoạt động kinh doanh.

Hướng dẫn quy trình đăng ký sở hữu liên kết

Cũng tương tự như quy trình đăng ký nhãn hiệu thông thường, mọi người tiến hành đăng ký sở hữu liên kết theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu liên kết

Thủ tục thực hiện đăng ký affiliated brand cũng như đăng ký nhãn hiệu thông thường chính là đều bảo hộ hàng hóa của chủ sở hữu để tránh việc làm giả, sử dụng bất hợp pháp của những đối tượng khác. Nhưng với nhãn hiệu liên kết thường phạm vi thực hiện bảo hộ sẽ rộng hơn vì có nhiều loại dịch vụ, hàng hóa đã, đang và sẽ thực hiện hoặc ngăn chặn người khác đăng ký nhãn hiệu tương tự.

đăng ký nhãn hiệu liên kết
Hướng dẫn đăng ký tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu liên kết sẽ bao gồm:

– Tờ khai đăng ký affiliated brand (Mẫu có sẵn theo mẫu của Cục Sở Hữu Trí Tuệ đưa ra tương tự như đăng ký nhãn hiệu).

– Mẫu nhãn hiệu của doanh nghiệp cần muốn đăng ký (cần 5 mẫu)

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Biên lai lệ phí, nộp lệ phí

– Giấy ủy quyền của chủ sở hữu đăng ký ủy quyền cho những đơn vị đại diện tiến hành hỗ trợ đăng ký.

– Tài liệu liên quan (Tùy vào từng yêu cầu cụ thể)

Lưu ý: Trong tờ khai đăng ký affiliated brand, doanh nghiệp cần phải chỉ rõ nhãn hiệu muốn đăng ký làm nhãn hiệu liên kết hay sản phẩm có liên kết. Gồm:

– Phần mô tả nhãn hiệu phải nêu rõ nhãn hiệu muốn đăng ký là nhãn hiệu liên kết.

– Người đăng ký phải chỉ rõ những yếu tố liên kết của những sản phẩm, dịch vụ như: Nếu yếu tố muốn liên kết là nhãn hiệu phải nêu rõ những nhãn hiệu nào được xem là cơ bản hay không, nếu một trong số đó đã được đăng ký hoặc đã nêu rõ trong đơn phải có chỉ số văn bằng hay số đơn nộp cụ thể. Trường hợp yếu tố muốn liên kết là sản phẩm phải chỉ rõ trong số đó có loại nào được xem là cơ bản không, nếu có thì đó là loại nào, nếu một trong số chúng đã được đăng ký trước hoặc nêu trong đơn nộp trước cũng sẽ phải cung cố số đơn hay số văn bằng bảo hộ đơn nộp trước đó.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu liên kết

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thủ tục, hồ sơ đăng ký như trên thì mọi người sẽ tiến hành nộp trực tiếp tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ. Phía Cục sẽ tiến hành tiếp nhận và tiến hành xử lý hồ sơ theo những giai đoạn bao gồm: Thẩm định hồ sơ (nếu không hợp lệ sẽ được thông báo sửa đổi hoặc trả lại); công bố đơn đăng ký và thẩm định nội dung.

Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ chi tiết

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp được chấp nhận, doanh nghiệp sẽ nộp đơn và nộp lệ phí thì phía Cục SHTT sẽ tiến hành xem xét quyết định cấp văn bằng bảo hộ rồi ghi nhận số đơn vào Sổ đăng ký quốc gia liên quan về sở hữu công nghiệp.

ví dụ về nhãn hiệu liên kết
Cần thực hiện đúng quy trình khi đăng ký nhãn hiệu liên kết

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn về đăng ký nhãn hiệu liên kết là gì? Qua đó có thể thấy đây là một hình thức khá mới đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong quá trình đăng ký, muốn thực hiện đăng ký nhanh, giảm thiểu rủi ro trả lại hồ sơ có thể tham khảo ngay dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu của iCheck để được hỗ trợ chi tiết giúp tiết kiệm thời gian, chi phí hiệu quả nhé.

>> Xem thêm:

Nhãn hiệu tập thể là gì? Đăng ký như thế nào? Quy chế sử dụng ra sao?

Call Now